Đúng 8h, Nguyễn Đức Kiên có mặt tại phòng xử án ở số 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại phòng xử án, “bầu” Kiên liên tục quay trái, quay phải, hỏi han mọi người, thậm chí trò chuyện với cả các chiến sĩ cảnh sát dẫn giải mình.
Đúng 8h20, tòa bắt đầu làm việc dù bị cáo Trần Xuân Giá vắng mặt do sức khỏe yếu. Đa số luật sư yêu cầu hoãn phiên tòa vì ông Giá vắng mặt.
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính sau đó hỏi lý lịch Nguyễn Đức Kiên cùng đồng bọn.
|
"Bầu" Kiên (tóc bạc) tại TAND TP Hà Nội.
|
9h: tòa tiếp tục kiểm tra căn cước 8 bị cáo (thiếu ông Trần Xuân Giá) và những người liên quan.
9h20: 4 luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên gồm Trần Đôn Hùng, Vũ Xuân Nam, Ngô Duy Ngọc, Bùi Quang Ngiêm. Luật sư Lưu Tiến Dũng, bào chữa cho ông Trần Xuân Giá, cũng có mặt.
Ngân hàng ACB mời một luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Phía Ngân hàng Vietinbank có 4 luật sư. Hai cựu phó chủ tịch HĐQT ACB là bị cáo Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang mời luật sư Phạm Danh Tín. Cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải có 3 người bào chữa gồm: Lưu Văn Thám, Nguyễn Đình Hưng và Vũ Thị Kim Ngọc.
Cựu phó tổng ACB Huỳnh Quang Tuấn được luật sư Kiều Vũ Thị Quyên, Vũ Ngọc Chi, Lưu Văn Tám bào chữa. Bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh, Phạm Nam Phong.
Tòa cũng triệu tập Huỳnh Thị Huyền Như (cựu cán bộ Vietinbank, vừa lĩnh án chung thân) đến phiên xử.
9h50: đa số các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và các luật sư bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp cho Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cho rằng việc ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, là người rất quan trọng trong vụ án này, nhưng ông Giá đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa để đi chữa bệnh nên đề nghị HĐXX xem xét tạm hoãn phiên tòa.
10h 15: Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trình bày với HĐXX: “Tôi bị buộc tội kinh doanh trái phép trong khi tất cả việc làm của tôi là được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên tôi yêu cầu toà triệu tập phòng đăng ký kinh doanh của TP HCM, Hà Nội và đại diện các bộ: Công thương, Kế hoạch đầu Tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Đây là những Bộ đã có ý kiến về việc cho phép cấp phép cho tôi.
Đồng thời tôi đề nghị mời đại diện Văn phòng Chính phủ vì trong hoạt động kinh doanh có một số công ty đã được Chính phủ chấp thuận cấp phép và uỷ quyền cho Bộ Kế hoạch đầu tư cấp phép theo luật”.
Bên cạnh đó, "bầu" Kiên cũng đề nghị toà triệu tập một số cá nhân liên quan đến các vụ án của mình vắng mặt dù toà đã có giấy triệu tập trước đó.
"Tôi bị buộc tội 4 tội danh trong khi cá nhân tôi trong 20 tháng qua đã có nhiều đơn, nhiều lần trả lời bản cung cơ quan điều tra, tôi cho rằng tôi không có tội, tôi bị oan.
Do đó, tôi mong muốn phiên toà xét xử sớm, công khai cho mọi người biết, dư luận xã hội biết, thực chất của vụ án này là gì", "bầu" Kiên nói rất rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh từng câu.
Kết thúc, "bầu" Kiên tiếp tục kiến nghị: "Việc vắng mặt của ông Trần Xuân Giá không ảnh hưởng đến 3 tội danh khác mà VKSND tối cao truy tố. Đề nghị VKS cho tiến hành phiên toà. Có thể chờ ông Giá ở phần sau vì đây là phiên toà kéo dài. Đề nghị HĐXX cho xét xử trước 3 tội danh không liên quan đến các hành vi ở ACB và sự ắng mặt của ông Trần Xuân Giá không ảnh hưởng tới các tội danh khác của tôi".
10h 20: Dù các luật sư bảo vệ cho các bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa vì sự vắng mặt của ông Trần Xuân Giá nhưng sau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa quyết định vụ xét xử bầu Kiên và đồng phạm vẫn tiếp tục.
|
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính.
|
14h: "Bầu" Kiên vẫn bình thản như trong phiên xét xử vào buổi sáng. Tuy nhiên, lúc này bị cáo không còn quay trái, quay phải trò chuyện với các đồng phạm như lúc trước.
14h 10: Hội đồng xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn tiếp tục làm việc. HĐXX đọc bản chứng nhận tình trạng sức khỏe của bị cáo Trần Xuân Giá và lấy ý kiến các bên liên quan về đơn xin hoãn phiên tòa.
Đại diện VKSND thành phố Hà Nội cho biết, căn cứ vào luật tố tụng và xét xử, đơn xin hoãn của bị cáo Trần Xuân Giá là có căn cứ.
Chủ tọa phiên tòa đồng ý hoãn xét xử "bầu" Kiên cùng các đồng phạm.
Truy tố 9 bị cáo theo các tội danh
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức "bầu" Kiên, 50 tuổi, ngụ ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội), nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, bị truy tố về 4 tội danh là “kinh doanh trái phép”, “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “trốn thuế”.
Còn 6 bị can gồm Trần Xuân Giá (75 tuổi, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB), Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) bị đưa ra xét xử về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong khi đó, 2 bị can Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội ) bị đưa ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
16 luật sư bào chữa
Tham gia bào chữa cho 9 bị cáo có 16 luật sư, gồm luật sư Hoàng Đôn Hùng, Vũ Xuân Nam, Ngô Huy Ngọc, Bùi Quang Nghiêm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
Luật sư Lưu Tiến Dũng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Giá.
Luật sư Phùng Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ.
Luật sư Phạm Danh Tín (Đoàn Luật sư Hà Nội) bào chữa cho Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) bào chữa cho bị cáo Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang.
Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn Luật sư Bà Rịa Vũng Tàu) bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải và Huỳnh Quang Tuấn.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải.
Luật sư Vũ Thị Kim Ngọc (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bào chữa cho Lý Xuân Hải.
Luật sư Kiều Vũ Thị Uyên (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn.
Luật sư Vũ Ngọc chi (Đoàn luật sư TP Hà Nôi) bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn.
Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh.
Luật sư Trần Bình Tuấn ((Đoàn luật sư Tp Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh.
Luật sư Phạm Thanh Phong (Đoàn luật sưu TP Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến.
4 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự gồm luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư Tp Hồ Chí Minh) bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng Á Châu.
Luật sư Đỗ Ngọc Quang, Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Như Thái Dũng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bảo vệ Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Trước đó, vào khoảng
6h 30, xe chở phạm nhân tới tòa. Khu vực xung quanh có rất nhiều công an, nhân viên bảo vệ và 1 xe cứu hỏa, xe cứu thương để hỗ trợ tư pháp xét xử 9 bị can bị truy tố: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến. Trong số này, "bầu" Kiên bị truy tố 4 tội danh.
|
An ninh được thắt chặt ở TAND TP Hà Nội. |
Ngoài ra, người thân của bị cáo cũng có mặt từ sớm. Khi xe chở nghi phạm tới, họ lao tới vẫy gọi. Ô tô đến tòa đi rất nhanh và không lâu sau chạy thẳng vào khu vực tòa để chờ đến giờ xét xử.
|
Xe chở "bầu" Kiên tới tòa.
|
Theo cáo trạng của VKSND tối cao, Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự. Quyết định cáo trạng nêu: Truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139.
|
Xe chở nghi phạm tiến thẳng vào tòa.
|
|
Xe PCCC cũng sẵn sàng hỗ trợ tư pháp.
|
Các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị truy tố thêm tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Trong cáo trạng truy tố ở khoản 4 Điều 139 chỉ là quy định mức hình phạt "phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai đến 20 hoặc tù chung thân".
Tiến Dũng