Rating nhà đài hưởng, im lặng liệu có thỏa đáng?

Google News

Nhiều khán giả thắc mắc về việc tại sao VTV và HTV luôn chọn cách im lặng khi những chương trình phát sóng trên đài gây bão dư luận với những tranh cãi trái chiều.

Mới đây, nghệ sĩ Trung Dân thẳng thắn chia sẻ về việc bị Hương Giang Idol xúc phạm trong buổi ghi hình game show Siêu sao đoán chữ. Thông tin này ngay lập tức gây bão dư luận, buộc người trong cuộc phải lên tiếng.
Hương Giang Idol chọn cách gặp gỡ truyền thông để phân trần và xin lỗi. Thông qua báo chí, nhiều nghệ sĩ cùng tham gia chương trình với nữ ca sĩ hôm đó cũng thuật lại tình huống mà họ chứng kiến.
Nhà sản xuất sau đó lên tiếng xác nhận sự việc, đồng thời khẳng định đây là một hành động đáng tiếc chứ không phải chiêu trò để gây chú ý như dư luận phán xét.
Nhà đài im lặng trước bão dư luận
Người trong cuộc, đơn vị liên quan đều không thể im lặng trước làn sóng chỉ trích của công chúng, trừ nhà đài HTV. Không ít ý kiến cho rằng HTV không thể “đứng ngoài cuộc” đối với một chương trình phát sóng trên đài, nhất là Siêu sao đoán chữ đã lên sóng được 6 số và đang bị dư luận chỉ trích là nhảm nhí với nhiều câu hỏi thô tục.
Truyền thông gần như không thể liên lạc được với HTV.
Rating nha dai huong, im lang lieu co thoa dang?
Thí sinh Tấn Lợi văng tục trên truyền hình nhưng đài HTV chọn cách im lặng. 
Thực tế cho thấy, khi scandal xảy ra, nhà đài luôn chọn cách im lặng, để mặc nhà sản xuất và đặc biệt là các nghệ sĩ hứng búa ríu dư luận. Vấn đề là ai cũng biết nhiều trường hợp, lỗi không hoàn toàn thuộc về nghệ sĩ hay người chơi.
Cách đây không lâu, giải quán quân Thách thức danh hài 2017 trao cho "hot boy trà sữa" Tấn Lợi đã vấp phải phản ứng gay gắt từ công chúng. Với ba phần thi không quá đặc sắc, chọc cười bằng ngôn từ có phần tục tĩu, thí sinh quê Long An vẫn giành giải thưởng 150 triệu đồng.
Không chỉ lên án sự nhảm nhí của thí sinh, nụ cười dễ dài của Trấn Thành, khán giả còn đặt câu hỏi về việc tại sao những từ ngữ bị cho là không thích hợp với truyền hình như “mập đ..” vẫn được lên sóng. Thế nhưng, nhà đài HTV không đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
Chưa một lần lên tiếng
Không chỉ HTV mà VTV - đài truyền hình lớn nhất Việt Nam - cũng thường chọn cách im lặng khi một chương trình phát sóng trên đài gây tranh cãi trái chiều trong dư luận.
Cuối năm ngoái, chương trình Ai là triệu phú trở thành tâm điểm của dư luận với việc một nữ kiến trúc sư không biết canh cua nấu với rau đay.
Phóng viên đã liên lạc với nhà báo Lại Văn Sâm vừa là MC vừa là trưởng kênh VTV3 để đặt câu hỏi “Tại sao nhà đài không biên tập trước khi lên sóng để tránh trường hợp người chơi bị dữ luận ném đá dữ dội?”. Ông Sâm đã không nghe máy.
Vài ngày sau đó, ông có mặt ở một buổi họp báo, nhiều phóng viên đã tìm đến và thắc mắc về những câu hỏi gây tranh cãi trong Ai là triệu phú từ trước đến nay. Nhưng MC Lại Văn Sâm tiếp tục từ chối trả lời với lý do “có cuộc họp vào cuối buổi chiều”.
Không chỉ nhà báo Lại Văn Sâm mà nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6 - cũng có động thái tương tự khi chương trình do mình chịu trách nhiệm sản xuất bị phản ứng.
Tháng 5/2016, Chương trình 60 phút Mở, phát sóng trên VTV6, do nhà báo Tạ Bích Loan dẵn dắt xoay quanh việc MC Phan Anh chia sẻ clip cá chết ở Vũng Áng đã gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng.
Zing.vn liên lạc với nhà thơ Hồng Thanh Quang, một người tham gia chương trình. Ông cho biết “Các bạn phải hỏi chị Tạ Bích Loan vì tôi chỉ là khách mời”.
Phóng viên đã nỗ lực liên hệ với nữ nhà báo nhiều lần nhưng chị không nghe máy. Ngay cả khi nhắn tin, trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6 cũng không trả lời. Và cho đến nay, nhà báo Tạ Bích Loan cũng chưa một lần lên tiếng về sự việc.
Rating nha dai huong, im lang lieu co thoa dang?-Hinh-2
Nhà đài đã 2 lần im lặng trước sự việc liên quan đến MC Phan Anh.
Rating nhà đài hưởng, im lặng liệu có thỏa đáng?
Đối với những sự việc “đã rõ mười mươi”, HTV và VTV còn không lên tiếng. Thế nên, đối với những tin đồn như Trấn Thành, Phan Anh bị “cấm sóng”, giới truyền thông càng không thể nhận được câu trả lời từ phía nhà đài.
Công bằng mà nói, không phải tất cả scandal, nhà đài đều im lặng. Khi The Voice 2012 bị nghi dàn xếp kết quả, hay khi X Factor 2014 bị chỉ trích vì dùng khăn Piêu của người Thái làm khố trong trang phục của thí sinh, đại diện VTV đã lên tiếng xin lỗi trước áp lực quá lớn từ truyền thông và dư luận.
Thế nhưng, đó chỉ là những trường hợp hi hữu. Gần như, sự im lặng để trở thành phong cách xử lý khủng hoảng của các nhà đài. Mọi khen - chê, tranh luận trái chiều trên mạng, nghệ sĩ và những người tham gia game show buộc lòng phải chấp nhận.
Nhiều người đặt câu vấn đề rating (đơn vị đo lường sự quan tâm của khán giả), nhà đài hưởng, quảng cáo nhà đài thu. Nhà đài cũng là đơn vị chịu trách nhiệm biên tập và kiểm duyệt đối với tất cả chương trình. Vậy tại sao họ lại không chủ động phát ngôn, thậm chí luôn im lặng?
Động thái bị nhận xét là "đem con bỏ chợ" này liệu có thỏa đáng?
bientapkienthuc