Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này vị hơi chát, tuy nhiên ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.
Ngâm nước muối trước khi ăn vải
Theo GS Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ... do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển. Do đó, trước khi ăn vải nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
Không ăn vải khi có đờm
Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.
Bên cạnh đó, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.
Không ăn khi đói
Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Người tiểu đường không nên ăn vải
Quả vải không phải là loại trái cây thích hợp với những người bị tiểu đường. Bởi quả vải chứa nhiều calo và hàm lượng đường cao.
Cho nên, khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy bụng và không thể ăn được các loại tinh bột, làm tăng đường huyết trong cơ thể. Trong điều kiện đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Công dụng tuyệt vời của vải
Vải hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả: Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.
Vải cung cấp vitamin C: Vải chứa nhiều vitamin C nhưng đặc biệt, vải sấy khô chứa hàm lượng vitamin C í tai ngờ tới. Để tận dụng nguồn vitamin C, hãy sấy khô những trái vải. Đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm, sốt, viêm họng. Ngoài ra, vitamin cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.
Vải hỗ trợ ngừa ung thư: Vải có đặc tính hỗ trợ ngừa ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Theo Khoevadep