Lực lượng phòng không Israel quá nổi tiếng, có cảm giác dường như, nếu họ “tuốt kiếm” thì chắc chắn đối phương phải đại bại. Chẳng hạn như vụ máy bay trinh sát Il-20 xảy ra ở Syria năm 2018 bị bắn rơi; chính máy bay chiến đấu của Israel, đã khéo léo sử dụng đường bay của chiếc IL-20, để “ép” phòng không Syria khai hỏa, dẫn đến trúng máy bay của đồng minh.
Còn trong quá khứ, trải qua 5 cuộc chiến tranh Trung Đông trước đây, cũng đã có nhiều "kỳ tích" về quân đội Israel; chẳng hạn như việc sử dụng tên lửa đất đối không Hawk, trong cuộc chiến Trung Đông lần thứ tư.
Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư xảy ra vào tháng 10/1973, liên quân Ả Rập điều động một lực lượng quy mô lớn, tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ, vào các vị trí đóng quân của Israel.
Lực lượng phòng không Israel lúc đó được trang bị tên lửa đất đối không Hawk do Mỹ sản xuất; đây là loại tên lửa tương đối hiện đại vào thời điểm đó; có thông tin cho rằng, quân đội Israel đã phóng tổng cộng 22 tên lửa Hawk trong suốt cả chiến dịch; nhưng khi kiểm tra hồ sơ, đã phát hiện bắn rơi 25 máy bay địch.
Tất nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên không phải là tên lửa Hawk có gì đặc biệt, mà chủ yếu là do mật độ máy bay chiến đấu của đối phương quá dày, các đầu đạn nổ văng mảnh ra sau lần trúng đích đầu tiên của một vài tên lửa, đã gây ra thiệt hại thứ cấp; do đó mới có việc “một mũi tên trúng hai con chim”.
Trong những năm 1950, sức mạnh không quân của Liên Xô phát triển nhanh chóng, khiến Mỹ và NATO phải lo sợ; nhưng lực lượng phòng không của chính họ vẫn chỉ được trang bị pháo phòng không, nên năng lực phòng không bị tụt hậu.
Cũng chính trong hoàn cảnh đó, Mỹ quyết tâm phát triển một loại tên lửa phòng thủ có thể bao quát độ cao trung bình và tầm thấp, do vậy nên tên lửa phòng không Hawk (Diều hâu) đã ra đời. Bệ phóng loại tên lửa này được ví là “Ba con chim đậu trên một viên đá”, vì một bệ phóng có 3 tên lửa.
Về hiệu suất tiêu diệt cụ thể, mẫu cơ bản của tên lửa Hawk sử dụng đầu đạn sử dụng đầu đạn loại phân mảnh, trong chứa đầy thuốc nổ năng lượng cao; đặc điểm của loại đầu đạn này là khi nổ, sẽ tạo ra một số lượng lớn các mảnh vỡ bắn ra với tốc độ cao và có thể gây sát thương thứ cấp cho các mục tiêu xung quanh.
Mặc dù tên lửa đất đối không "Hawk" đã trải qua nhiều lần cải tiến, nhưng vẫn không thể thoát khỏi thời gian và sự phát triển của công nghệ. Vào những năm 1980, tên lửa Hawk trong Quân đội Mỹ dần được thay thế bằng tên lửa Patriot hiện đại hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số quốc gia, khu vực có nền công nghiệp quân sự chưa phát triển, còn giữ lại loại tên lửa này và ấp ủ giấc mơ có thể tiêu diệt nhiều máy bay địch bằng một tên lửa, như lực lượng phòng không Israel đã thực hiện.
Tiến Minh