|
Lính Nga đang bắn tên lửa Kornet. |
Đã có hàng ngàn tên lửa chống xe tăng được phương Tây cung cấp tới quân đội Ukraine. Trong đó, loại vũ khí cao cấp nhất là hệ thống tên lửa Javelin và NLAW, nổi tiếng với khả năng chống xe tăng vượt trội.
Tuy nhiên, quân đội Nga cũng sở hữu các hệ thống tên lửa chống xe tăng và họ cho rằng các hệ thống này còn hiệu quả hơn vũ khí được cung cấp bởi Mỹ và Anh.
Loại tên lửa chống tăng tối tân nhất từ Nga là Kornet với tầm bắn xa và tốc độ cao – loại tên lửa mà nhà sản xuất cho rằng đang là cao cấp nhất dành cho chiến tranh quân sự.
|
Hệ thống Kornet được gắn xe bọc thép tại Ashuluk, Nga năm 2016 |
Liệu Kornet có thể giúp Nga đạt được mục đích?
Có ít nhất một video cho thấy hình ảnh một tên lửa Kornet phá hủy một chiếc xe tăng của Ukraine. Tuy nhiên, các video này chưa là gì so với hàng loạt đoạn phim và hình ảnh của tên lửa Javelin bắn phá xe tăng Nga.
Trang bog Oryx, một trang blog chuyên theo dõi thiệt hại chiến tranh từ cả hai phía cho rằng lực lượng Ukraine đang nhỉnh hơn trong việc bắn phá xe tăng Nga. Phía Ukraine, theo nguồn tin từ Oryx và Forbes đã tiêu diệt “465 phương tiện hạng nặng của Nga (xe tăng, xe bọc thép, xe bộ chiến, xe chở bộ binh bọc thép), so với 138 xe tăng của Ukraine bị Nga tiêu diệt.”
Có thể các con số này đã bị thêu dệt, hơn nữa, các con số được thống kê dựa trên các bài post trên mạng xã hội. Tuy nhiên có thể nói rằng lực lượng Ukraine đã có “chiến tích” cao hơn phía Nga trong việc bắn phá xe bọc thép, đơn giản là vì họ có nhiều mục tiêu hơn, khi quân đội Nga sử dụng thiết giáp với số lượng quá lớn.
Nga cần cấp thiết giảm thiểu thiệt hại và tấn công hiệu quả hơn
Từ tình hình trên, ta đi tới sự xuất hiện của Kornet - như một phương án để cân bằng hoả lực trên chiến trường, khi tên lửa chống tăng phương Tây đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Ukraine.
Cuộc chiến này có vẻ đang là “sân chơi” của tên lửa chống tăng hơn là cuộc chiến của xe tăng đối đầu với xe tăng. Các hệ thống tên lửa chống tăng đang trở thành điều kiện quan trọng để chiếm ưu thế trên chiến trường.
|
Lính Nga vận hành hệ thống tên lửa Kornet |
Kornet đang có lợi thế?
Hệ thống tên lửa Kornet có thể bắn ra một tên lửa định vị với khả năng tiêu diệt xe tăng bọc thép sử dụng lớp bảo vệ phản ứng nổ. Phần lớn xe tăng phía Ukraine là phương tiện kém hiện đại, sử dụng lớp bọc thép công nghệ cũ, theo trang Military Watch Magazine. Vì vậy, Nga đang có lợi thể với việc sử dụng hệ thống Kornet.
Hệ thống Kornet đã được Nga sử dụng từ năm 1988. Là loại vũ khí đời thứ ba. Kornet là loại vũ khí dễ vận chuyển, không được bắn từ trên vai như Javelin mà cần tới một đội hai người để vận hành. Kornet có thể được bắn từ trụ đặt trên mặt đất hoặc gắn trên xe bộ chiến.
Kornet sử dụng đạn chống tăng phát nổ hoặc đạn lửa để phá hủy hầm chống bom, các tòa nhà và tiêu diệt các lực lượng đối địch trong các mục tiêu kể trên.
Tầm xa hơn so với Javelin
Một lợi thế của hệ thống Kornet là tầm bắn lên tới 6 km. Hệ thống Javelin chỉ có tầm bắn khoảng 4 km. Ngoài ra, Javelin sẽ được phóng lên không, nhắm tới ụ súng của xe tăng thì Kornet lại được bắn thẳng trực tiếp vào mục tiêu, và được trang bị hệ thống ngắm dẫn laser giống như tên lửa NLAW.
Hệ thống Kornet sẽ bắn ra một tên lửa 152mm và đã được sử dụng rất hiệu quả để chống lại các xe tăng của Israel trong cuộc tấn công năm 2006 của Israel nhằm vào Lebanon.
|
"Tàn dư" của một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy tại Khariv, Ukraine ngày 26/2 vừa qua |
Kornet sử dụng đạn dược đa nhân
Tờ The National Interest đã phỏng vấn Dmitry Litovkin, Tổng Biên tập của trang Independent Military Review – một trang tin từ Nga – vào tháng Mười hai năm ngoái, ông đã tỏ ra rất tự tin vào độ hiệu quả của Kornet.
“Quan trọng hơn, hệ thống này sự dụng đạn dược đa nhân,”, Litovkin cho biết. “Có nghĩa là sẽ có hai lần đan nổ trong một lần bắn. Lượt đạn nổ đầu tiên phá hủy lớp giáp chống nổ và lượt đạn nổ thứ hai phá hủy hoàn toàn mục tiêu. Mặc dù các chuyên gia cho rằng giáp chống nổ sẽ chống chịu được đầu đạn nổ, nó sẽ kém hiệu quả hơn khi chống lại đạn dược đa nhân tương tự như loại đạn đang được sử dụng bởi Kornet.”
Hoàng Anh