Điểm mặt 5 khẩu pháo phản lực NATO khiến Nga phải nể sợ

Google News

Được thiết kế để trút một khối lượng hỏa lực khủng khiếp lên đối phương, pháo phản lực bắn loạt có thể xóa sổ một diện tích lớn trong nháy mắt.

Pháo phản lực là một trong những vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp nhất trên chiến trường hiện đại. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những hệ thống pháo phản lực uy lực của Liên Xô từ thời Thế chiến thứ 2 với hệ thống Katyusha (BM-13), Grad (BM-21) hay vua của pháo phản lực Smerch (BM-30).
Với đối trọng chiến lược của nước Nga, khối quân sự NATO cũng có trong tay một số hệ thống pháo tên lửa phóng loạt có uy lực đáng gờm:
M270 MLRS
Vào những năm 1980, Mỹ đã phát triển M270 MLRS, hệ thống pháo phản lực bắn loạt phổ biến nhất trong quân đội các nước NATO. Nó được sử dụng trong quân đội các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Diem mat 5 khau phao phan luc NATO khien Nga phai ne so
 Hệ thống M270 MLRS (Ảnh Dutch Army)
Quả đạn của hệ thống M270 MLRS là tên lửa có kích cỡ 227mm, tầm bắn tùy theo mỗi loại đạn (đạn tên lửa M26 tầm bắn 32 km, đạn M26A1 tầm bắn 45 km, đạn M30/31 tầm bắn đạt 70 km). Cơ số đạn trên mỗi xe phóng là 12 quả chia làm 2 cụm ống phóng. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đạn tên lửa tiêu chuẩn cho hệ thống này là đạn M26, bên trong nó chứa 644 đạn chùm. Do các hiệp ước và công ước kiểm soát bom đạn chùm (CCM) được ký kết nên sau này đạn chính của M270 được thay thế bằng đầu đạn nổ đơn.
Toàn bộ hệ thống được thiết kế để nhanh chóng tiếp đạn bằng cách thay thế các bệ phóng đã sử dụng. MLRS cũng được thiết kế để bắn tên lửa dẫn đường chiến thuật ATACMS bằng việc thay các cụm ống phóng bằng 1 quả đạn tên lửa chiến thuật.
M142 HIMARS
HIMARS là một hệ thống pháo phản lực bắn loạt được coi là "người anh em" của hệ thống M270 MLRS. Với những tính năng điều khiển hỏa lực hiện đại hơn "người đàn anh" nên những ưu điểm này của M142 đang được trang bị thêm cho M270 với biến thể M270A1. Tuy nhiên, vì được ví như bản thu nhỏ của M270 nên HIMARS chỉ gắn 1 cụm ống phóng với 6 quả đạn.
Diem mat 5 khau phao phan luc NATO khien Nga phai ne so-Hinh-2
 Hệ thống HIMARS M142 (Ảnh DVIDS)
Bù lại hệ thống này có tính cơ động chiến lược hơn rất nhiều so với M270 vì nó có thể được đưa đến chiến trường bằng máy bay vận tải chiến thuật C-130. Bên cạnh đó, M142 được gắn trên khung gầm xe tải nên chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng rẻ hơn so với khung gầm bánh xích (M269) của hệ thống M270. Tuy vậy chính điều này lại hạn chế tính cơ động chiến thuật của nó với các địa hình như đầm lầy hay vùng băng tuyết.
Hệ thống M142 HIMARS cũng đã được nhiều quân đội các quốc gia NATO quan tâm khi mà đầu năm 2018, Romania đã đặt mua một số lượng lớn hệ thống này và mới đây nhất, Ba Lan cũng đã mua 20 hệ thống M148 vào cuối năm 2018.
RM-70
RM-70 là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt được phát triển bởi Tiệp Khắc dựa trên cơ sở hệ thống Grad BM-21. Dựa trên khung gầm xe tải việt dã Tatra, các bệ phóng RM-70 thậm chí có thể được thay thế cho hệ thống HIMARS, vì các công ty phát triển vũ khí của Slovakia còn đưa ra phương án lắp các cụm ống phóng 227 mm với 6 ống phóng lên xe tải Tatra.
Diem mat 5 khau phao phan luc NATO khien Nga phai ne so-Hinh-3
Hệ thống RM-70 (Ảnh weaponsystems.net) 
Tuy nhiên, ngay cả với những đãn tên lửa 122 mm, RM-70 cũng đã là một hệ thống đáng gờm. Không giống như Grad BM-21 với khung gầm Ural-375, khung gầm xe tải việt dã 8x8 cho phép vận chuyển bệ phóng với đầy đủ 40 tên lửa thêm vào đó là 40 quả đạn khác phục vụ cho việc tiếp đạn.
LAROM
Ngoài HIMARS, Romania còn trang bị hệ thống tên lửa "Grad hạng nhẹ" - LAROM. Hệ thống này là phiên bản pháo phản lực phóng loạt với đạn tên lửa LAR-160 do Israel sản xuất lắp trên khung gầm xe tải quân sự bình thường. Việc biên chế đạn 160 mm làm cho hỏa lực của hệ thống này tăng lên đáng kể so với hệ thống Grad.
Diem mat 5 khau phao phan luc NATO khien Nga phai ne so-Hinh-4
Hệ thống LAROM (Ảnh wheelsage.org) 
Các tên lửa 160 mm có đầu đạn chùm và được tích hợp sẵn trên các cụm ống phóng. Việc này cho phép các đơn vị kỹ thuật có thể nạp đạn nhanh trên chiến trường. Trong khi một bệ phóng Grad thông thường như BM-21 và RM-70, lực lượng kỹ thuật phải nạp đạn vào từng ống phóng. Bù lại, việc thay thế một cụm ống phóng đòi hỏi phải có phương tiện cẩu kỹ thuật đi theo.
LAROM cũng có thể sử dụng các cụm phóng tiêu chuẩn với 40 ống phóng như hệ thống Grad do Israel nghiên cứu, tất cả tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của lực lượng sử dụng.
T-300 KASIRGA
T-300 Kasirga của Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống pháo phản lực duy nhất của NATO có thể sánh vai với hệ thống BM-30 Smerch của Nga/Liên Xô. Với cỡ đạn khổng lồ 300 mm, T-300 là một trong những hệ thống pháo tên lửa có tầm bắn xa nhất trong kho vũ khí của NATO với khả năng vươn xa tới 100 km. Xa hơn rất nhiều với tầm bắn xa nhất của M270 với đạn M30/M31 có thể với tới được.
Diem mat 5 khau phao phan luc NATO khien Nga phai ne so-Hinh-5
T-300 Kasirga (Ảnh cmano-db.com) 
T-300 cũng có một trong những đầu đạn lớn nhất của NATO với trọng lượng đầu đạn tới 150 kg (đầu đạn của Smerch là 243 kg), trong khi đầu đạn của M31 chỉ có 90 kg./.
Theo Quang Huy/VOV.VN