CIA đã làm được gì trong Chiến tranh Việt Nam?

Google News

(Kiến Thức) - Sở hữu nguồn lực không giới hạn cả về người lẫn của, nhưng CIA chưa bao giờ dành được một chiến thắng mang tính chiến lược nào ở Việt Nam.

Từ trước khi những người lính Mỹ đầu tiên đặt chân tới Đà Nẵng vào năm 1965, thì CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) đã có mặt tại Việt Nam.  Và chiến thắng mang tính chiến lược đầu tiên cũng gần như là thành công nhất của cơ quan tình báo này trong chiến tranh Việt Nam chính là chiến dịch Passage to Freedom hay còn được biết tới với cái tên "Con đường đến Tự do", với âm mưu đưa hàng triệu đồng bào Giáo dân miền bắc di cư vào miền nam trước khi dưới danh nghĩa thực hiện Hiệp định Genève.

Tuy nhiên, tham vọng của CIA ở Việt Nam còn lớn hơn thế khi họ quyết tâm lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của ta khi đó bằng một loạt chiến dịch tình báo khét tiếng. Với mục tiêu có thể kiểm soát hoàn toàn Việt Nam và sử dụng nước ta như một tiền đồn 
CIA da lam duoc gi trong Chien tranh Viet Nam?
Trong gia đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam, đội ngũ CIA ở miền nam thậm chí còn nhiều hơn cả các cố vấn quân sự của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: military.com.

Những nỗ lực đầu tiên

Nỗ lực đầu tiên của CIA trong Chiến tranh Việt Nam là việc cố gắng lật đổ chính quyền non trẻ của ta sau năm 1954 thông qua các chương trình đào tạo các gián điệp, điệp viên và tung ra miền Bắc Việt Nam theo cầu hàng không. Cụ thể, các gián điệp được tuyển chọn đều là những người đã từng sinh ra, lớn lên ở miền bắc trong quá khứ, họ được CIA thu nạp, huấn luyện và tung ra lại miền bắc để hoạt động.

Chương trình tuyển chọn gián điệp của CIA ở miền nam khi đó diễn ra có phần khá đơn giản vì trong hàng trăm nghìn người di cư vào miền nam sau năm 1954 có không ít người sẵn sàng tham gia một công việc dù mạo hiểm nhưng lại được CIA hứa hẹn rất nhiều này.

CIA đã vẽ lên nhiều kế hoạch xâm nhập miền bắc với nhiều mục đích khác nhau và tùy từng loại nhiệm vụ mà kế hoạch thâm nhập của họ sẽ được triển khai theo cách thức phù hợp. Cụ thể, ba trong số những kế hoạch mà CIA đã tinh vi triển khai ở Miền bắc Việt Nam bao gồm:

+ Hoạt động đơn tuyến dài ngày: Các điệp viên ưu tú nhất trong chương trình tuyển chọn của CIA sẽ được chọn cho hoạt động đơn tuyến nay, chỉ có duy nhất một điệp viên được tung ra miền Bắc và người này sẽ có hai nhiệm vụ: Một là hoạt động lâu dài, xây dựng, tuyển chọn mạng lưới tình báo ở miền Bắc Việt Nam, thiết lập căn cứ để sẵn sàng cho một cuộc nổi dậy với sự tiếp tay của CIA

+ Hoạt động đơn tuyến ngắn ngày: Các điệp viên sẽ thâm nhập, bắt liên lạc và chuyển chỉ thị cho các cơ sở có sẵn hoặc các cơ sở đơn tuyến dài ngày, thống kê lượng hàng hóa ra vào cảng, thống kê lượng xe cộ, thiết bị quân sự di chuyển hàng ngày và sau đó rút lui, thời gian hoạt động có thể tử 1 tuần tới 1 tháng.

+ Hoạt động theo toán: Từng toán biệt kích, thám báo sẽ được tung vào các khu vực vùng núi hẻo lánh ở miền bắc với đầy đủ vũ trang, gây dựng cơ sở chiến đấu, tiến hành chiến tranh du kích, tuyển mộ lực lượng sẵn sàng cho việc leo thang chiến tranh ở ngay trong lòng miền bắc.
Toàn bộ các hoạt động trên được CIA lên kế hoạch tỉ mỉ và được hỗ trợ không giới hạn về mặt tài chính, tuy nhiên hầu như đều thất bại thảm hại với hàng chục toán biệt kích bị tóm gọn ngay khi tiếp đất, nhiều điệp viên đơn tuyến bị bại lộ chỉ sau vài ngày xâm nhập. Nổi tiếng nhất trong số các điệp viên đơn tuyến này có thể kể tới Phạm Chuyên, kẻ đã bằng đường biển thâm nhập lại Vịnh Hạ Long nhưng bị phát hiện chỉ sau vài ngày và bị phía ta khống chế hoàn toàn. Ngoài ra còn có nhiều toán điệp viên khác mang nhiều mật danh khác nhau bị ta bắt sống, mang ra xét xét xử công khai.

Những nỗ lực tiếp theo

Sau một thời gian dài từ những năm 1961 đến 1963, nhận thấy chương trình cài gián điệp theo toán hoặc xây dựng cơ sở tình báo ở miền bắc là nhiệm vụ bất khả thi, CIA đã chuyển giao toàn bộ chương trình gián điệp của mình cho Tình báo Quân đội Mỹ và từ đây các hoạt động của CIA tại miền Nam Việt Nam chuyển sang mang hơi hướng quân sự nhiều hơn.

Năm 1965, một chiến dịch "tìm-diệt" mang tên Phụng Hoàng (Phoenix Program) do CIA khởi xướng kết hợp với quân đội ngụy Sài Gòn thực hiện, chiến dịch này có mục tiêu trấn áp, tiêu diệt các cơ sở cách mạng của ta tại miền Nam Việt Nam, tiến hành khủng bố, bắt bớ, tra tấn và giết hại các chiến sĩ quân giải phóng.
CIA da lam duoc gi trong Chien tranh Viet Nam?-Hinh-2
 Binh lính Mỹ và Sài Gòn đang khám xét một căn nhà trong chiến dịch Phụng Hoàng.

Có thể thấy, chỉ trong một vài năm ngắn ngủi mục tiêu của CIA và Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thay đổi, từ việc tìm cách phá hoại chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, chúng phải chuyển sang dốc lực để đảm bảo an ninh ở miền nam khi lực lượng cách mạng của ta đang càng ngày càng đông đảo về số lượng, càng được trang bị tốt về mặt vũ khí và có tinh thần chiến đấu rất tốt.

Chương trình Phụng Hoàng của CIA và quân đội ngụy Sài Gòn kéo dài tới tận những năm 1972. Trong thời gian này, chương trình Phụng Hoàng dường như chỉ "nổi tiếng" khi được biết tới như một chiến dịch quân sự khét tiếng đẫm máu chứ không hề đạt hiệu quả trong việc làm giảm các hoạt động cũng như số lượng cơ sở của ta trong thời gian này.

Có thể thấy, các chương trình quy mô lớn của tình báo Mỹ trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn đầu và giữa cuộc chiến này dường như không đạt được bất cứ thắng lợi nào về mặt chiến lược, có chăng đó cũng chỉ là những thắng lợi được thổi phồng trên báo chí với những con số báo cáo rất ấn tượng nhưng lại không thể tác động đến số phận của cuộc chiến.

Chiến thắng cuối cùng

Ít nhất, CIA cũng có một thắng lợi tại miền Nam Việt Nam, mặc dù nhắc tới thắng lợi đó chỉ làm cho lực lượng này thấy thêm phần “muối mặt”. Đó chính là chiến thắng trong việc hủy toàn bộ các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến lực lượng điệp viên người Việt của CIA và rút lui được một số điệp viên người Việt đó ra khỏi Việt Nam trước khi Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975.
CIA da lam duoc gi trong Chien tranh Viet Nam?-Hinh-3
 Chiếc trực thăng đỗ trên nóc nhà số 22 phố Gia Long của Sài Gòn. Đây là điểm hẹn để CIA đón các điệp viên của mình nhưng không may đã trở thành một đám đông hỗn loạn khi rất nhiều người chen chúc nhau đòi lên máy bay.

Trong cơn hoảng loạn, khi mà tất cả mọi người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều nghĩ tới chuyện tháo chạy thì những tay trùm tình báo của CIA vẫn kịp hủy hàng tấn hồ sơ liên quan tới hàng chục ngàn điệp viên người Việt do CIA đào tạo và vẫn đang “kẹt” ở miền Nam Việt Nam. Có lẽ đây là chiến thắng cuối cùng mà CIA có thể tự hào trong cuộc chiến này, một chiến thắng như bàn danh dự đối với một lực lượng mà ngay từ đầu tới cuối, họ luôn ở thế yếu, không tạo ra được bất cứ tác động to lớn nào nhằm thay đổi cục diện của cuộc chiến.

Nhật Vi