Theo Tạp chí The Diplomat, học giả Mỹ cho rằng nước này nên tính đến việc cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Đài Loan vì khả năng phòng không của Đài Loan đang suy yếu, trong khi đó Trung Quốc có thể sẽ mua được tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga.
Giới lãnh đạo của Lầu năm góc cũng đã cân nhắc đến khả năng bán chiến đấu cơ F-35 cho Đài Loan dựa trên những tính toán cẩn trọng về quân sự. Tuy nhiên, khả năng này dường như rất hạn hẹp.
|
Siêu tiêm kích tàng hình F-35 là thứ vũ khí nhiều quốc gia châu Á thèm khát.
|
Ngoài cựu Tổng thống George H.W. Bush, chưa có vị Tổng thống Mỹ nào ủng hộ việc chuyển giao chiến đấu cơ tối tân cho Đài Loan dưới bất kỳ 1 thương lượng đặc biệt nào. Thực tế, Tổng thống Bush ủng hộ hợp đồng bán 150 máy bay tiêm kích F-16 A/B cho Đài Loan hoàn toàn chỉ là một thủ đoạn chính trị nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng trước thềm bầu cử Tổng thống năm 1992.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ông Bush cũng bị chỉ trích gay gắt trong xử lý quan hệ với Trung Quốc. Bán máy bay chiến đấu hiện đại cho Đài Loan là một cách phản bác lại chỉ sự của cựu Tổng thống Bill Clinton cho rằng, “Bush đã nịnh bợ giới chóp bu Trung Quốc”.
Hơn nữa, như James Mann đề cập trong cuốn sách về sự đối đầu là việc bán chiến đấu cơ F-16 A/B cho Đài Loan cũng đem lại lợi ích kinh tế cho General Dynamics vì đã tạo được 6.000 việc làm mới trong lúc kinh tế suy thoái.
Nói cách khác, ảnh hưởng của chính sách đối nội duy nhất của Mỹ là hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan. Đây không phải là lần duy nhất Mỹ từ chối bán vũ khí cho Đài Loan trong vòng 20 năm qua. Mỹ đã chọn giải pháp ít gây tranh cãi hơn, đó là thoả thuận nâng cấp phi đội F-16 A/B cho Đài Loan năm 2011.
|
Những chiếc F-16A/B mà Đài Loan đang có là kết quả của thủ đoạn chính trị giới lãnh đạo Mỹ trước các sự vụ quan trọng ảnh hưởng tới sự nghiệp chính họ.
|
Nhưng điều này vẫn chưa đủ để làm hài lòng các nhà quân sự Đài Loan, vì rằng thỏa thuận này chưa thể giải quyết được gốc dễ của vấn đề thiếu hụt về vũ khí công nghệ cao mà Đài Loan đang phải đối mặt. Tuy nhiên, những yêu cầu từ phía Đài Loan chưa đủ sức nặng để làm mềm lòng các nhà cầm quyền Mỹ, ngay cả đối với các Thượng nghị sỹ Mỹ - những người thường có tiếng nói ủng hộ việc chuyển giao vũ khí cho Đài Loan.
Năm 2011, Thượng nghị sỹ Robert Menedez cùng với 45 Thượng nghị sỹ khác gửi tới Tổng thống Obama bức thư thỉnh cầu chính phủ Mỹ nhanh chóng phê chuẩn việc bán chiến đấu cơ F-16 C/D cho Đài Loan. Nhưng chính quyền Obama vẫn phớt lờ những đề nghị này, và Đài Loan đã phải đợi 8 năm sau, mới nhận được hợp đồng chuyển giao máy bay F-16 C/D của Mỹ.
Dù muốn hay không, Trung Quốc vẫn phải chấp nhận một phần tất yếu là Mỹ đã đồng ý chuyển giao vũ khí cho Đài Loan, Bắc Kinh coi đây là một trở ngại trong quan hệ Mỹ - Trung.
Cui Tiankai - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ coi Đài Loan là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình công khai đòi Mỹ chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Obama đến Trung Quốc tháng 6/3013.
Từ khi Tổng thống Nixson quyết định "bắt tay" với Trung Quốc vào những năm 1970, Mỹ thực hiện chính sách cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan, một mặt mỹ cố gắng thực hiện "dè dặt" các cam kết trợ giúp Đài Loan, mặt khác Mỹ cũng cố gắng không làm làm cho quan hệ với Trung quốc bị tổn hại, Đài Loan như một sợi dây kéo căng quan hệ Trung - Mỹ trong suốt thời gian dài.
Ngay sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1979, Mỹ cũng chủ động ký Hiệp ước quan hệ với Đài Loan ngay trong năm 1979, trong đó có điều khoản Mỹ hứa hẹn sẽ cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan.
Dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Mỹ đã phê chuẩn Thông cáo chung với Trung Quốc năm 1982, trong đó có điều khoản cho phép Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không hạn chế về số lượng và chất lượng, và những năm gần đây điều khoản này đã được Mỹ thực hiện.
Tuy nhiên, cùng năm đó Chính phủ Mỹ cũng phê chuẩn 6 điều kiện đảm bảo quyền chuyển giao vũ khí cho Đài Loan, trong đó nhấn mạnh: Mỹ không phải tham vấn Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ cũng không ấn định thời gian ngừng bán vũ khí cho Đài Loan. Đây chính là cách Mỹ thực hiện chủ trương cân bằng trong quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc.
|
Đài Loan có thể sẽ phải chờ thời gian rất lâu nữa mới sở hữu F-35.
|
Chưa có cơ sở nào cho thấy rằng Mỹ sẽ thay đổi chính sách quan hệ với Đài Loan và Trung Quốc bằng cách chuyển giao chiến đấu cơ hiện đại F-35 cho Đài Loan. Ngay cả đến những năm đầu thập niên 1990, khi mà Trung Quốc chưa phải là đối tác quan trọng của Mỹ cả về chính trị và kinh tế như bây giờ, cựu Tổng thống Clinton chưa đồng ý việc chuyển giao vũ khí hiện đại cho Đài Loan. Rõ ràng, Mỹ sẽ không cấm bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng thực tế Mỹ sẽ không tiếp tục đồng ý với việc chuyển giao mạo hiểm này.
Theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu quốc hội Mỹ, từ năm 2000, Mỹ đã bán cho Đài Loan các loại vũ khí như: xe chiến đấu lội nước AAV7A1, máy bay chống ngầm P-3C, tên lửa Patriot, trực thăng AH-64E Apache, ngoại trừ chiến đấu cơ F-16, F-35.
Điều này phần nào gây ra những phản ứng tiêu cực trong quan hệ Trung - Mỹ (Trung Quốc đã cắt quan hệ quân sự với Mỹ năm 2010). Tuy nhiên, sau đó Mỹ đã xoa dịu tình hình bằng việc cam kết không chuyển giao vũ khí cho Đài Loan. Năm 2011, Tướng Chen Bingde, sau này là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho rằng: “Việc Mỹ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ Trung, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào tính chất của các loại vĩ khí mà Mỹ chuyển giao cho Đài Loan”.
Chiến đấu cơ F-35 luôn nằm trong danh sách giới hạn mà Mỹ cần tránh chuyển giao cho Đài Loan, nếu Mỹ muốn tiếp tục mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc. Về phía Mỹ, việc bán vũ khí cho Đài Loan chỉ là cam kết mang tính "biểu tượng", tuy nhiên với Trung Quốc thì đây lại là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của Trung Quốc. Nếu Mỹ tiếp tục đồng ý bán F-35 cho Đài Loan, Trung Quốc sẽ có những phản ứng mà Mỹ không mong muốn, điều đó sẽ tạo ra những cản trở đến quan hệ ba bên Mỹ - Đài - Trung.
Nam Trần