Tại gian trưng bày của các công ty đóng tàu Nga trong triển lãm Army 2016 có rất nhiều mô hình tàu chiến, ca nô, tàu hộ tống, cũng như các tàu buôn cho những mục đích khác nhau. Khách mời tham gia được giới thiệu nhiều hình ảnh và tài liệu video về những sản phẩm hiện đại và dự án phát triển đầy hứa hẹn của các công ty đóng tàu của Nga.
Một trong những doanh nghiệp tham gia diễn đàn Army 2016 là Công ty cổ phần "Nhà máy mang tên Gorky" từ thành phố Zelenodolsk trên bờ sông Volga (CH Tatarstan). Xưởng sửa chữa tàu sông đã được thành lập ở đây vào năm 1895, và hiện nay, sau hơn 120 năm, đây là một doanh nghiệp hiện đại sản xuất các loại tàu và thiết bị khai thác dầu khí, các loại sản phẩm bằng titan đúc và kết cấu kim loại có kích thước lớn. Tuy nhiên, việc đóng tàu vẫn là phương hướng chính trong hoạt động của xí nghiệp Zelenodolsk.
Trong những năm hoạt động sản xuất, nhà máy đã xây dựng hơn 1.500 tàu với vỏ thép và hợp kim nhôm-magiê nhẹ. Không có bí mật là xí nghiệp Zelenodolsk đã và đang xây dựng các tàu chiến. Ví dụ, chính nhà máy này phụ trách xây dựng các tàu hộ vệ Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.
|
Nhà máy mang tên Gorky ở Zelenodolsk xây dựng các tàu hộ vệ Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam. |
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với "Sputnik", Tổng giám đốc "Nhà máy mang tên Gorky" Renat Mistahov nói về quá trình thực hiện đơn đặt hàng của Việt Nam.
|
Nhà máy mang tên Gorky ở Zelenodolsk xây dựng các tàu hộ vệ Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam. |
"Ngoài các khách hàng Nga, mà đó là các cơ quan công lực và Bộ Giao thông vận tải, chúng tôi không quên về các đơn hàng xuất khẩu. Trong năm 2011, chúng tôi đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu hộ vệ lớp Gepard. Và hiện nay chúng tôi tiếp tục thực hiện đơn đặt hàng của Việt Nam, cặp tàu Gepard 3.9 mới sẽ được giao cho Việt Nam trong năm 2017. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành thử nghiệm neo, và các tàu bước vào giai đoạn thử nghiệm tại nhà máy. Các công việc được thực hiện dưới sự kiểm soát của một nhóm quan sát, các đối tác Việt Nam kiểm tra và ký kết văn bản nghiệm thu mỗi giai đoạn. Trong quá trình đóng cặp tàu Gepard thứ hai, chúng tôi chú ý đến những kinh nghiệm của các thủy thủ Việt Nam đang sử dụng hai chiếc tàu đầu tiên, cố gắng để các tàu mới phù hợp tối đa với điều kiện khí hậu, thủy văn của vùng Biển Đông. Chúng tôi nhận thức được rằng, trên thực tế các tàu này là các chiếc tàu dẫn đầu Hải quân Việt Nam, vì thế chúng tôi cố gắng hết sức để cờ Việt Nam có thể ngạo nghễ tung bay trên tàu Gepard ở vùng biển này, để chứng minh chất lượng và độ tin cậy cao nhất của các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy chúng tôi và toàn bộ ngành đóng tàu Nga".
An Ninh