Bài viết trên của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế
Lowy–Australia có tiêu đề: “Hải quân Trung Quốc cần
phải đổi mới tư duy”, trong đó nhấn mạnh điểm yếu chết người của lực lượng hải quân nước này vào ngày 6/2.
Ủy ban hải quân Mỹ tổ chức một hội nghị với nội dung chính là chiến lược và ý đồ trên biển của Trung Quốc. Trong đó, hội nghị xoáy sâu vào các vấn đề: trong tương lai Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng hải quân và các lực lượng vũ trang trên biển khác như thế nào?
Hiện Trung Quốc không ngừng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh cả về quy mô và chất lượng và chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây. Họ đang phát triển đồng thời nhiều loại năng lực khác nhau, vừa phục vụ cho những nhiệm vụ khẩn cấp, vừa đáp ứng những yêu cầu lâu dài. Trên thực tế, ở một số mặt, họ đã có những thành công nhất định với nhiều hướng phát triển khác nhau.
|
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thường được ví là “khách sạn nổi”
vì chưa có khả năng tác chiến mà lại thường được chăng đèn, kết hoa sặc sỡ.
|
Một trong những thành công của chính quyền Bắc Kinh là phát triển lực lượng an ninh trên biển theo hướng dân sự hóa. Các lực lượng này nhanh chóng mở rộng về cơ cấu và số lượng tàu thuyền, Đặc biệt là các tàu thuộc lực lượng hải quân chuyển sang. Lực lượng này được mệnh danh là hạm đội “Hải quân 2”, chịu trách nhiệm giải quyết các sự vụ trên biển, đối phó với tàu thuyền chấp pháp phi vũ trang của các nước xung quanh.
Trên thực tế, lực lượng này hoạt động tương đối có hiệu quả trên biển Đông và Hoa Đông, có khả năng đối chọi với hải quân Nhật và thậm chí còn mạnh hơn hải quân một số nước có tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí, lực lượng này còn được Trung Quốc coi là “Bộ đội tuyến 1” trên biển. Trong xung đột với Philippines tháng 5/2012, ý đồ và xu hướng triển khai lực lượng này của Trung Quốc bộc lộ rõ nét.
Tuy đã đạt được một số thành công nhưng con đường phát triển của hải quân Trung Quốc vẫn có những chệch choạc về định hướng. Đặc biệt, họ đang tiến hành những chiến lược chẳng giống ai dẫn đến lực lượng hải quân phát triển theo hướng tự phát, chỉ chăm chăm tăng thêm số lượng mà không xác định được đâu là điểm yếu của mình, cái gì là mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu.
|
Các tàu khu trục lớp 052C và 052D của Trung Quốc có khả năng phòng không hạm rất yếu kém. |
Kế hoạch tàu ngầm của Trung Quốc phát triển phân tán, mạnh về lượng, yếu về chất và không có định hướng dài hơi. Đặc biệt, 2 lĩnh vực động cơ hạt nhân và tên lửa đạn đạo có phần yếu hơn. Khả năng phòng không của hạm đội còn quá yếu, lạc hậu hàng chục năm so với phương Tây; số lượng tàu chiến cỡ lớn ít ỏi; hàng không mẫu hạm có cũng như không.
Tóm lại, hải quân Trung Quốc sẽ mất rất nhiều thời gian và sức lực để phát triển một hạm đội hải quân đủ mạnh, có năng lực tác chiến toàn diện.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Theo An ninh Thủ đô