Tại Hà Nội, cơn bão số 1 đã gây ra 10 điểm ngập úng từ 0,2m đến 0,4m trên địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hà Đông…(TP Hà Nội), khiến 1 người chết, bị thương nhẹ 2 người; ngập úng 135ha lúa và hoa màu; cháy, nổ 3 bốt điện; gãy đổ 4.229 cây xanh, 61 cột điện; tốc mái 200 nhà dân, 14 biển quảng cáo; sập đổ 9 nhà, 64m tường rào; hư hỏng phương tiện 14 (5 thuyền nan, 9 xe ô tô 4 chỗ). Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động 1.800 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, dân quân tự vệ cùng 675 phương tiện, trang bị các loại phối hợp với các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả mưa bão, thu dọn cây đổ, vệ sinh môi trường và phân luồng giao thông. Trong ngày 28-7, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã giải tỏa 75 cây xanh cổ thụ chắn ngang đường; tổ chức di dời 44 hộ dân, với 73 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
|
Bộ đội thường trực và dân quân quận Nam Từ Liêm thu dọn cây đổ sau bão. |
* Để ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 1, trong ngày 28-7, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tiếp tục duy trì kíp trực lâm thời tại cơ quan Bộ tư lệnh để kịp thời tham mưu, chỉ đạo xử lý các tình huống. Trong ngày, BĐBP các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, Hải đoàn 38 đã duy trì lực lượng hơn 4.800 cán bộ, chiến sĩ, 43 tàu, 93 xuồng, 126 xe ô tô sẵn sàng làm nhiệm vụ. Các đơn vị đã điều động 206 cán bộ, chiến sĩ, 22 tàu xuồng kêu gọi, sắp xếp phương tiện, lồng bè giúp dân sơ tán vào vị trí an toàn; huy động 10 tàu với 17 người của ngư dân và Nhà máy Xi măng Nghi Sơn tham gia cứu nạn 6 vụ, với 32 người trên 5 tàu cá của ngư dân.
- Chủ động ứng phó, khắc phục bão số 1, Bộ tư lệnh Quân khu 2 đã điện chỉ đạo các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tăng cường kíp trực chỉ huy, trực ban; chuẩn bị hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ thường trực, 1.350 dân quân, 180 xe ô tô, 83 tàu xuồng, 25 máy phát điện, 800 nhà bạt, hơn 1.500 áo phao sẵn sàng giúp đỡ dân. Tính đến hết ngày 28-7, mưa lớn kèm theo dông lốc cục bộ tại 4 xã của huyện Mường Khương (Lào Cai) là Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, TT Mường Khương làm tốc mái 270 nhà, trong đó 164 nhà dân, có 54 nhà bị tốc mái hoàn toàn. Ban CHQS huyện Mường Khương đã huy động 250 cán bộ, chiến sĩ và dân quân đã có mặt kịp thời giúp dân di dời, dựng lại nhà cửa.
- Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ninh: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không có thiệt hại lớn về người, tài sản, các địa phương cơ bản bảo đảm an toàn; hệ thống kho tàng doanh trại của các cơ quan đơn vị quân đội trên địa bàn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, mưa to đã gây ngập lụt cục bộ tại một số khu vực như: phường Bãi Cháy (TP Hạ Long), khu vực phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả). Đến chiều 28-7, mực nước ở trên các sông, hồ ở mức trung bình; không có tình trạng sạt lở đất, ngập úng, ùn tắc giao thông. Chính quyền địa phương và các đơn vị đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để sẵn sàng huy động các lực lượng xử lý. LLVT tỉnh tiếp tục duy trì 100% quân số, sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống có thể xảy ra do ảnh hưởng hoàn lưu của bão
-Thông tin từ Bộ CHQS tỉnh Thái Bình: Thông kê ban đầu trên địa bàn toàn tỉnh bị hư hại khoảng 17.500ha lúa, 2400ha hoa màu, 80 lồng bè, hơn 10.300ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Riêng LLVT tỉnh bị tốc mái khoảng 340m2 mái tôn, vỡ 18m2 cửa kính, đổ 40m2 tường bao, gãy đổ 426 cây xanh. Để giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão, Bộ CHQS tỉnh đã điều động gần 300 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực và 7.150 dân quân, đồng thời sẵn sàng huy động thêm lực lượng dự bị động viên tham gia. Trong ngày đã các đơn vị đã tập trung khơi thông dòng chảy, giải phóng giao thông, giúp dân sửa chữa nhà cửa và tham gia vệ sinh phòng dịch tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình...
Theo QĐND