|
Ảnh minh họa. |
Ở quê tôi khi xây nhà thờ thường có án sơn hoặc che chắn bốn phía. Vậy có phải trường hợp nào cũng áp dụng cứng nhắc như thế không?, Bạn đọc Trần Văn Linh (Hà Tĩnh) hỏi.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, nhiều người hiểu phong thủy là cái gì đó cũ kỹ và cứng nhắc cần được áp đặt theo. Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng phong thủy cần tùy vào từng hoàn cảnh cho phù hợp. Cụ thể, trong mô hình kinh điển của phong thủy là mô hình tứ thần sa: Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước hậu Huyền Vũ. Nghĩa là cấu trúc bốn bên có vật che chắn dễ tụ khí, tự khí thì tụ tài, vượng đinh...
Trong ứng dụng hay thấy là chi tiết Tiền án Chu tước được ứng dụng khá phổ biến trong mô hình nhà cổ truyền ở Huế. Chi Tiết Chu tước được thiết kế bằng tiều cảnh án thư che chắn trước nhà. Tuy nhiên, trong ứng dụng cần có sự tinh tế nhất định cân nhắc về tỷ lệ của chi tiết này so với môi trường xung quanh.
Nhưng hiện nay chi tiết này được ứng dụng khá tràn lan, nhiều các công trình nhà thờ họ, nhà kiểu truyền thống vẫn áp dụng một cách máy móc khi làm tiền án giữa cổng và cửa chính khiến sử dụng bất hợp lý.
Thông thường, theo phong thủy đối với các công trình ở ngã ba, bị con đường đâm thẳng vào gây sát khí, chúng ta cần sử dụng các biện pháp để điều hòa dòng khí. Phổ biến là sử dụng cây cối hoặc tiểu cảnh như là một án sơn để giảm bớt xung khí quá mạnh từ con đường.
Tuy nhiên, nếu những công trình như nhà thờ không bị đường lớn đâm vào, việc che chắn cửa chính vô hình chung lại ngăn cản dòng khí vào nhà không có lợi.
Vân Đài