Trang trí sân
Hai loài hoa đặc trưng và được cho là biểu tượng của mùa xuân Việt Nam là hoa đào miền Bắc và hoa mai miền Nam. Bên cạnh đó, bạn có thể trồng thêm hoa lan, cúc, trúc… để vườn nhà thêm màu sắc trong dịp lễ.
Không gian phòng khách
Góc Tết trong nhà chính là phòng khách. Trong đó, bàn thờ, bàn tiếp khách là hai nơi được quan tâm, chăm chút nhiều nhất.
Là nơi tâm linh và phong thủy nên bàn thờ cần được chăm chút thật kỹ lưỡng. Bạn có thể dùng hoa tươi và mâm ngũ quả bày thật công phu để trang trí cho lễ cúng giao thừa. Trên bàn thờ, bạn có thể cắm thêm cành vàng lá ngọc tượng trưng cho phú quý, khiến bàn thờ thêm trang trọng.
|
Ảnh minh họa. |
Trên bàn khách, bạn cần chú ý các chi tiết không thể thiếu là mứt – kẹo ngày tết, bộ ấm trà, phong bao lì xì… Ngoài ra, tường phòng khách và các góc trang trí nhà dịp Tết cần được điểm thêm các chậu cúc, quất hoặc một góc quê nhà nho nhỏ với các nông sản như ngũ đậu, bắp, xả… cũng là một cách trang trí mới lạ và độc đáo.
Với những gia đình có người cao tuổi, chắc chắn sẽ cần có những câu đối với nội dung liên quan đến lời chúc Tết hoặc hình ảnh của ngày xuân. Những câu đối này thường có ba phần, hai câu dài treo dọc hai bên cửa, một cái ngắn hơn treo ngang trên cửa.
Trang trí nhà bếp
Một khu vực không thể thiếu khi trang trí nhà đón Tết là khu vực nhà bếp. Trang trí khu vực bếp bằng hoa cỏ, cây xanh vừa là cách làm đẹp nhà cửa để đón Tết vừa mang lại những điều may mắn bất ngờ cho năm mới. Nhà bếp thuộc hành Hỏa, cây xanh thuộc hành Mộc.
Mộc sinh Hỏa, cây xanh có thể giúp gian bếp thêm hưng thịnh. Cần tránh trang trí bếp bằng những cây có độc như vạn niên, thiên điểu, đỗ quyên...Có thể tận dụng trái cây, rau củ để làm đồ trang trí rất đáng yêu.
Các vùng chuyển tiếp trong ngoài
Sảnh vào cửa chính, bậu cửa sổ, bậc thềm,… vốn là nơi thoát khí, thoát khí thường ngày, khi chưng đồ mới nên tạo sắc thái mới bằng các thủ pháp trang trí.
Cần lưu ý đến những yếu tố âm thanh và chiếu sáng tương ứng cho vật trưng bày. Bằng cách dùng lu nước phong thủy chảy róc rách, đặt thác nước, đèn pha, treo phong linh, ống sáo trúc để tăng sinh động và kích thích luân chuyển sinh khí trong nhà.
Cây kiểng đẹp chịu bóng râm hoặc chậu cây bon sai hoặc, tranh ảnh câu đối, hình dán linh vật của năm, tỳ hưu bằng đá hay đồng, treo đèn lồng... là các vật dụng ưu tiên cho khu vực chuyển tiếp.
Các trung cung và khoảng trống
Phần trung cung, thường là khoảng trống giữa các phòng, những khu vực đi lại, trục cầu thang hoặc giếng trời. Chính những vùng không sinh hoạt thường xuyên này lại là điểm thu hút sinh khí và dẫn dắt tầm nhìn cho nội thất tươi mới.
Do đó, bạn nên dọn sạch gầm thang, tăng cường chiếu sáng và có thể đặt thêm chậu hoa nhỏ, vật dụng trang trí như tượng đá cho các khu vực này.
Đối với căn hộ chung cư, Trung Cung thường là phần giao điểm qua lại các phòng, bạn có thể tạo điểm nhấn như dùng thảm hoặc tranh ảnh, bình gốm (thuộc thổ, có tính trung hòa) chậu cây cảnh bề thế… để tạo nên một Trung Cung sinh động và sáng sủa vào năm mới.
Theo Khỏe & Đẹp