Báo Sự thật thanh niên (Nga) số ra tháng 7/2013 đã tập hợp 5 bức ảnh từng tạo ra sự đổi thay ấy.
1- Ảnh chụp Chê Ghê-va-ra (người nằm) do phóng viên nhiếp ảnh Phrét-đi Abo-Rtơ (Freddi Aborta) chụp năm 1967. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của cách mạng và cuộc nổi dậy chống áp bức.
Chê Ghê-va-ra có kế hoạch lật đổ chính phủ Bô-li-vi-a và kế hoạch đó không thành. Chính phủ Bô-li-vi-a đã làm mọi cách để tiêu diệt được ông. Họ đã chụp tấm ảnh “kỷ niệm” khi ông đã chết. Trong ảnh có một viên sĩ quan đang chỉ tay vào bụng Chê Ghê-va-ra. Lúc đầu, họ dùng bức ảnh này nhằm mục đích bắt những người kế nhiệm phải im lặng. Sau đó, họ dùng bức ảnh này để chứng minh rằng, cách mạng đã bị thất bại và cuộc đấu tranh đã đến hồi kết. Song thực tế, cuộc đấu tranh chống áp bức mới bắt đầu...
|
Ảnh chụp Chê Ghê-va-ra (người nằm) do phóng viên nhiếp ảnh Phrét-đi Abo-Rtơ (Freddi Aborta) chụp năm 1967. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của cách mạng và cuộc nổi dậy chống áp bức.
|
Bức ảnh được lan truyền khắp thế giới và người xem có dịp so sánh bức ảnh này với bức tranh của một họa sĩ vô danh thời Phục hưng. Đó là bức tranh ghi lại hình ảnh một tín đồ đã chết và vừa được tháo từ thánh giá ra.
Với sự so sánh đó, những người kế nhiệm Chê Ghê-va-ra gọi bức ảnh trên là “Chê bất tử”.
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn các ý kiến khác nhau về Chê Ghê-va-ra, song ở thời điểm nào đó, ông đã trở thành biểu tượng của cách mạng và phong trào nổi dậy chống áp bức.
2 - Bức ảnh một khí cầu máy đang bốc cháy, do phóng viên nhiếp ảnh My-rei Bek-ker chụp năm 1937, trở thành dấu chấm hết cho thời đại của các khí cầu máy.
|
Bức ảnh một khí cầu máy đang bốc cháy, do phóng viên nhiếp ảnh My-rei Bek-ker chụp năm 1937, trở thành dấu chấm hết cho thời đại của các khí cầu máy. |
Cho đến khi bức ảnh khí cầu máy “Gin-đen-burg” đang cháy chưa được lan truyền khắp thế giới, việc chuyển sang bay trên khí cầu Zeppelin đã trở thành quen thuộc. Hệ quả thảm kịch cháy khí cầu máy “Gin-đen-burg” thật bi thảm. Trên khoang tàu có 97 hành khách thì 62 người bị thiêu cháy. Trước đó một năm, khí cầu máy Zeppelin cũng rơi xuống Đại Tây Dương, số người thiệt mạng còn lớn gấp đôi. Đây là thảm kịch lớn nhất trong lịch sử của Zeppelin, song lần xảy ra thảm kịch trên không có ảnh chụp. Sau khi đăng tải bức ảnh khí cầu máy “Gin-đen-burg” đang cháy, thời đại các khí cầu máy bị chấm dứt để bắt đầu chuyển sang thời đại của các máy bay.
3- Bức ảnh người lính ôm hôn nữ y tá do nhiếp ảnh gia Al-Fređ Ei-zen-steđt chụp năm 1945. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của việc chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh và chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Việc Nhật tuyên bố đầu hàng đã trở thành thời điểm gây hưng phấn trong các binh sĩ. Chính vì thế, một chiến sĩ Hải quân ở Taims-skver trong niềm hân hoan cuồng nhiệt đã ôm hôn nữ y tá. Một nhiếp ảnh gia đi ngang qua đã chụp được bức hình đó.
|
Bức ảnh người lính ôm hôn nữ y tá do nhiếp ảnh gia Al-Fređ Ei-zen-steđt chụp năm 1945. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của việc chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. |
Tấm ảnh đã được đăng trên bìa tạp chí Life và trở thành biểu tượng chấm dứt chiến tranh. Sau này, nhiếp ảnh gia đã kể lại rằng, chính chiến sĩ hải quân đó đã chạy khắp nơi trong vùng Taims-skver và ôm hôn nhiều người nữa. Như vậy ta có thể hiểu, chiến sĩ Hải quân và cô y tá ôm hôn nhau trong ảnh không phải là những người thân thích.
4 - Tướng Nguyễn Ngọc Loan của Quân đội Sài Gòn đang bắn một người bị nghi là “Việt Cộng”. Tấm ảnh do phóng viên người Mỹ chụp năm 1968 đã tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
|
Tướng Nguyễn Ngọc Loan của Quân đội Sài Gòn đang bắn một người bị nghi là “Việt Cộng”. Tấm ảnh do phóng viên người Mỹ chụp năm 1968 đã tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh ở Việt Nam. |
Bức ảnh đã phản bác dư luận của xã hội Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ cho người xem thấy được tội ác dã man của quân lính Sài Gòn đối với dân thường. Chẳng bao lâu sau, phong trào đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đã lan rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Tác giả bức ảnh sau đó cũng nhận được giải thưởng văn học của Mỹ.
5- Bức ảnh chụp cuộc hành quân qua sông do phóng viên nhiếp ảnh Rô-bec-tơ Ca-pa chụp năm 1944. Bức ảnh đã trở thành chuẩn mực cho các phóng viên ảnh.
Nếu ai đã xem bộ phim “Giải cứu binh nhì Rai-an” thì có thể hình dung được sự khốc liệt của cuộc chiến khi chứng kiến hình ảnh quân đồng minh đổ bộ lên Nor-man-đi. Những người lính đang bơi với tốc độ 10m/giây, và dường như tác giả bức ảnh cũng đang “bơi” cùng những người lính.
|
Bức ảnh chụp cuộc hành quân qua sông do phóng viên nhiếp ảnh Rô-bec-tơ Ca-pa chụp năm 1944. Bức ảnh đã trở thành chuẩn mực cho các phóng viên ảnh. |
Tại thời điểm đang ở ngoài trận tuyến, phóng viên ảnh Rô-bec-tơ Ca-pa nói: “Nếu các tấm ảnh bạn chụp chưa đạt được tốt, có nghĩa là bạn chưa ở sát mục tiêu mà bạn cần chụp”. Khi rất nhiều người lính xung quanh đã trúng đạn ngã xuống, nhưng người phóng viên vẫn tiếp tục chụp ảnh. Sau khi chụp hết 4 cuộn phim, người chụp chỉ có lại được mấy bức ảnh. Các bức ảnh đó chưa phản ánh đủ thực tế, chúng bị mờ, không rõ nét, nhưng lại có hiệu quả không nhỏ đối với các phóng viên làm nhiệm vụ tác nghiệp ngoài chiến trường.
Theo Quân đội nhân dân