Đầu mặt, cánh cửa thứ nhất của cơ thể
Đầu ở vị trí cao nhất của cơ thể, là nơi cao quý nhất của ngũ thể, là trưởng của bách hài (trăm đốt xương). Đầu bao gồm các bộ phận như sọ, tóc, khuôn mặt, lông mày, mắt, tai, mũi, miệng, nhân trung, răng lợi, lưỡi, niêm mạc cằm má, cổ họng… là nơi bộc lộ nhất của cơ thể. Thủ tục tam dương kinh đều tuần hành ở đầu, cho nên đầu mặt còn là nơi tập trung dương khí của cơ thể, và là chỗ hội tụ của kinh khí.
Kiểm tra phần đầu là phần việc các nhà y học xưa nay rất coi trọng. Thông qua phương pháp quan sát ngoại hình, động thái và triệu chứng tự giác… của đầu có thể kiểm tra bệnh biến của tạng phủ như não, thận… và sự thịnh suy của khí huyết.
Ngay từ thời Tây Chu đã có ghi về “tật thủ”. Trong “nội kinh” đã có ghi rất nhiều các bệnh có liên quan đến đầu như “nặng đầu”, “đau đầu”… Trương Trọng Cảnh đời nhà Hán thường căn cứ vào triệu chứng phần đầu để làm chứng cứ chẩn đoán giám biệt bệnh thương hàn, tạp bệnh nội thương. Lý Đông Viên đời nhà Nguyên thì lấy triệu chứng đỉnh đầu để phân biệt ngoại cảm với nội thương. Trong “Thập vấn ca” của Trương Cảnh Nhạc đời nhà Minh đề xuất đầu tiên kiểm tra đầu mặt. Vương Thanh Nhiệm đời nhà Thanh đã chỉ rõ “Linh cơ ký ức tại não bất tại tâm”, lấy hoạt động tư duy quy về chức năng của não.
|
Nhìn đầu mặt có thể suy đoán khí chất, tính cách và một số bệnh tính di truyền của con người. Ảnh minh họa: Internet |
Những ví dụ trên nhằm minh chứng cho tính quan trọng của công tác chẩn đoán đầu. Kiểm tra phần đầu không những có thể tìm hiểu được bệnh biến cục bộ của bản thân phần đầu, còn có thể thăm dò biết những thay đổi bệnh lý về âm dương, hư thực, hàn nhiệt… của tạng phủ và dự báo diễn biến và phát triển của bệnh tình.
Đầu mặt có ngũ quan, điều khiển nhìn, nghe, nói năng, hô hấp, ăn uống… của con người. “Linh khu. Ngũ duyệt ngũ sử” nói rằng: Mũi là cơ quan của phổi, mắt là cơ quan của gan, môi miệng là cơ quan của lách, lưỡi là cơ quan của tim, tai là cơ quan của thận. Vì vậy, nhìn đầu mặt và những thay đổi trên ngũ quan, có thể đoán biết bệnh biến ở trong cơ thể rất nhạy bén.
Nhìn đầu mặt có thể suy đoán khí chất, tính cách và một số bệnh tính di truyền của con người. Lông mày có thể phản ánh tình hình suy thịnh của thận khí cơ thể, tướng lông mày còn báo triệu chứng khí chất cơ thể và sự thọ yểu của con người. Môi miệng thể hiện triệu chứng bệnh biến của tỳ vị. Răng là triệu chứng bề ngoài của thận, lợi là biểu lộ bên ngoài của dạ dày, răng lợi là tấm gương sáng để nhìn thấy sự thịnh suy của thận khí và sự tồn vong của tân dịch dạ dầy.
Nhân trung là tấm gương ngoài phản ánh hệ thống tiết niệu và hệ thống sinh dục của nam nữ, đồng thời dự báo trước chức năng sinh mệnh cơ thể. Mắt, hồng mạc, mũi, vành tai, lưỡi… là hình ảnh thu nhỏ của ngoại tướng ngũ tạng cơ thể, hay còn gọi là sơ đồ toàn bộ tin tức thu gọn. Như vậy, có thể nói, đầu mặt là cánh cửa thứ nhất của cơ thể.
Hình dáng đầu thể hiện khí chất con người
Một số tài liệu cũ viết, sọ mặt người có các loại hình đỉnh tròn mặt tròn, đỉnh tròn mặt elip, loại đỉnh tròn mặt vuông và loại đỉnh tròn mặt nhọn. Căn cứ vào đó có thể
suy đoán khí chất của con người.
Người có đầu đỉnh tròn, mặt tròn, khí chất thật thà phúc hậu, cần cù giỏi giang. Người có đầu đỉnh tròn, mặt elíp, cá tính hoạt bát, tinh nhanh giỏi nói, giỏi biện luận. Người đầu tròn, mặt vuông, tính cách đa số ổn định biết kiềm chế, tính tình đại khái. Người đỉnh đầu tròn, mặt nhọn, bẩm sinh tính lắm âm mưu, thành phủ khá sâu.
Một số tài liệu cổ Trung Quốc cũng ghi lại, từ hình đầu mặt có thể suy đoán khí chất và
thọ yểu của con người. Như trong ''Nội kinh'' cho rằng: Người đầu nhỏ mặt dài màu xanh, loại người hình mộc, khí chất có tài, đa nghi, lao tâm thiểu lực, có khả năng về xuân hạ, kém về mùa thu đông.
Người hình mặt nhọn mà sắc mặt đỏ, thuộc người hình hỏa, tinh lực dồi đào, khí chất hướng ngoại, tư duy nhạy bén, tính nóng, không thọ, bạo tử.
Người mặt tròn đầu to thuộc loại người hình thổ, tính cách ổn định, đôn hậu, cần cù chăm chỉ.
Người mặt vuông sắc trắng, thuộc loại người hình kim, khí chất hướng nội, mắt sáng lắng đọng, giỏi việc quan hệ, có khả năng về mùa thu đông, kém về xuân hạ.
Người mặt không bằng, sắc đen, đầu to là loại người hình thủy, tàng mà không lộ,
tính cách gian xảo, giỏi về thu đông, kém về xuân hạ.
Người đầu mặt có dạng trên to dưới nhỏ là hình thang ngược, biểu thị thận tinh đầy đủ, nhưng dễ bị lưu tổn thận âm, bệnh tật về tâm thần bất yên, như chứng uất, không ngủ…
Người đầu mặt trên nhỏ dưới to là hình thang thuận, biểu thị tỳ vị kiện vận, nhưng dễ mắc bệnh có tính tỳ vị hư nhược như là tiết tả, kém ăn…
Người đầu mặt có dạng 2 đầu nhỏ giữa to rộng, biểu thị phế khí sung túc, nhưng lại dễ mắc bệnh thuộc phế âm bất túc, như ho, đau họng…
Người đầu mặt có dạng đài vuông trên dưới bằng nhau, biểu thị tỳ tạng kiện vận, nhưng dễ mắc bệnh thuộc tính tỳ khí hư nhược, như gầy héo…
Thọ yểu qua hình đầu mặt
Một cá nhân bị xem là tướng non yểu nếu đồng thời phạm bảy khuyết điểm: Một là lông mày đẹp đẽ về hình thức nhưng hỏng về thực chất (sợi thô vàng, sắc khô héo), hoặc lông mày mọc xệ xuống phía dưới mi cốt, dáng vẻ lạnh lẽo. Hai là tai nhỏ, úp xuống phía trước mặt, tai quá mềm và sắc không xạm, tai quá mỏng, nhĩ căn bạc nhược. Ba là mũi gãy khúc, sơn căn gập xuống, chuẩn đầu nhỏ nhọn, khiến mũi trở thành liệt thế. Bốn là đầu nhỏ, cổ dài, trán nhỏ nhọn và nổi gân xanh, thiếu niên mà đi hoặc ngồi co đầu rụt cổ.
Năm là nhân trung ngắn nông cạn. Sáu là tiếng nói đứt đoạn, giọng nói gấp mà hời hợt như người thiếu hơi, âm điệu buồn tẻ như người không có sinh khí. Bảy là ánh mắt đờ đẫn như kẻ si ngốc hoặc người ngái ngủ, ngồi thì lưng như gục ngã, đứng nhìn thì chân không có gân cốt, đi thì thân hình xiêu vẹo, bước chân thiếu vững vàng.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Tiểu Phong