Tử huyệt của B-52
Trước
hết, hãy nghe những lời rút kinh nghiệm từ chính đối phương. 5 năm sau
khi chiến dịch không kích Linerbacker II kết thúc, Đại úy phi công Mỹ
Drenkowski đã viết bài đăng lên tạp chí US Airfoce để lý giải nguyên
nhân B-52 bị tên lửa SAM-2 bắn hạ.
Theo
lập luận của Drenkowski thì B-52 bị bắn rơi quá nhiều trong chiến dịch
vì Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ (SAC) đã quá cứng nhắc khi bắt
các phi công phải tuân thủ một lộ trình di chuyển cố định cho tất cả các
máy bay đi đánh phá.
SAC
yêu cầu đội hình B-52 trong cuộc hành binh Linerbacker II sẽ là đội hình
3 chiếc theo hình tam giác. Hai chiếc đi sau sẽ giữ khoảng cách 2,4 km
với chiếc đi đầu và hai chiếc này sẽ bay chếch về hai bên của chiếc dẫn
đầu.
|
Đặc điểm đội hình B-52 vào ném bom miền Bắc Việt Nam. |
Tiếp đó, khi cắt hết bom, các máy bay B-52 sẽ quặt
khỏi mục tiêu để bay về căn cứ. Vị trí quặt của chiếc đi đầu cũng sẽ là
vị trí của hai chiếc tiếp theo và của toàn bộ các tốp B-52.
Drenkowski viết: “Những người điều khiển tên lửa
SAM-2 khôn ngoan đã quan sát ngay vị trí chiếc B-52 đi đầu ngoặt khỏi
mục tiêu. Họ phóng lên một quả đạn SAM-2 để tên lửa bay theo đường đạn
khoảng 45 giây tới gần chỗ B-52 phải ngoặt. Họ dùng 5 đến 10 giây để
điều khiển quả tên lửa “khóa” vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa tới đó
vừa đúng lúc thì chiếc B-52 tiếp theo cũng bay tới. Thật ngon xơi”.
Trong
khi đó, Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ giải thích rằng trong cuộc
hành binh do mật độ máy bay B-52 và các máy bay chiến thuật đi theo hộ
tống quá dày, nếu cho phép các phi công cơ động để tránh tên lửa thì sẽ
khiến máy bay dễ bị đâm vào nhau. Mặt khác, với thân xác cồng kềnh, B-52
sẽ dễ dàng bị lọt và khỏi “hành lang nhiễu” nếu như nó cơ động trên
không.
Khắc phục tình trạng thiếu đạn
Một trong những sáng kiến đã góp phần giúp bộ đội tên lửa bắn hạ nhiều B-52 đó là việc khắc phục khó khăn về thiếu đạn tên lửa.
Từ năm
1969, Liên Xô đã không viện trợ cho chúng ta thêm một quả đạn tên lửa
SAM-2. Với số lượng đạn dự trữ, Bộ Tổng tham mưu và Quân chủng Phòng
không - Không quân dự liệu là sẽ thiếu nếu xảy ra trận chiến lớn với Mỹ;
do vậy đã có chỉ đạo tìm biện pháp khắc phục.
Vào
thời điểm đó, số đạn tên lửa đã quá hạn sử dụng nằm trong kho còn đến
vài nghìn quả. Đây là số đạn mà Liên Xô viện trợ cho ta từ trong những
năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964 – 1968).
|
Bộ đội tên lửa đạn SAM-2 lên bệ phóng. |
Ở các nước, khi vũ khí đạn dược hết hạn sử dụng thì
phải hủy để đảm bảo an toàn. Nếu muốn kéo dài tuổi thọ thì phải có quy
trình công nghệ phức tạp, mà lúc đó ngành kỹ thuật quân sự của Việt Nam
chưa trải qua. Để đảm bảo có đủ đạn cho bộ đội tên lửa chiến đấu, một
nhiệm vụ nặng nề được đặt ra là phải hồi sinh cho những quả tên lửa quá
hạn sử dụng trong kho.
Mặc dù chưa có kinh nghiệm nhưng với sự thông minh
sáng tạo của các cán bộ kỹ thuật, dựa trên tài liệu của quân đội bạn,
chúng ta đã thực hiện thành công quy trình lắp ráp ngược.
Trước
hết là lấy hết nhiên liệu ra, rửa sạch các khoang chứa, sấy thật khô,
rồi dùng thiết bị đặc biệt kiểm tra độ chịu đựng áp suất cao của từng
khoang. Tiếp theo là tháo rời tầng đuôi, đầu đạn, cánh lái, xếp gọn tất
cả vào thùng, xong cặp chì lại y như mới.
Bằng
cách ấy, ngành kỹ thuật tên lửa phòng không đã kéo dài tuổi thọ cho toàn
bộ số đạn "quá đát" nói trên thêm 48 tháng nữa. Chính nhờ vào số đạn
này mà trong 12 ngày đêm chiến đấu, bộ đội tên lửa ta được đảm bảo đủ
đạn để làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đánh bại “canh bạc
cuối cùng” của Mỹ.
Cuốn “Cẩm nang bìa đỏ”
Trong
truyện Tam Quốc, Khổng Minh thường trao cho thuộc hạ những túi cẩm nang
dặn khi nguy cấp thì mở ra sẽ có diệu kế. Ở nước ta, trước khi chiến
dịch Linerbacker II diễn ra, một cuốn cẩm nang đã được phổ biến, không
chỉ cho cán bộ sĩ quan mà cho toàn thể những chiến sĩ sắp bước vào trận
đánh.
Đó là
một tập tài liệu có bìa màu đỏ nên thường được gọi là “cẩm nang bìa đỏ”.
Tên đầy đủ của tập tài liệu này là: “Cách đánh B-52 của bộ đội tên
lửa”. Cuốn sách chỉ dày 30 trang đánh máy nhưng nó là sự tổng hợp, đúc
kết kinh nghiệm trong quá trình gần 7 năm chiến đấu với B-52 và các thủ
đoạn của Không quân Mỹ.
|
Cuốn "Cẩm nang bìa đỏ". |
Nội dung cuốn sách bao gồm các kinh nghiệm xác định
B-52 trong môi trường nhiễu cực mạnh, chống tên lửa Sơ Rai (AGM-45
Shrike) và cả cách phát hiện những chiếc F-4 đóng giả B-52…
Ngày 31/10/1972, “Cẩm nang bìa đỏ” được đem ra thảo
luận tại hội nghị của Quân chủng Phòng không – Không quân. Trong lần họp
này, ngoài sự có mặt của các cán bộ cấp quân chủng, sư đoàn, trung
đoàn, tiểu đoàn và các cơ quan, còn có nhiều trắc thủ, sĩ quan điều
khiển thuộc các kíp chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực. Với kinh nghiệm
chiến đấu thực tiễn, họ đã có nhiều ý kiến bổ sung hết sức quý báu.
Những
phương pháp đánh B-52 trong cuốn cẩm nang sau đó được Quân chủng Phòng
không - Không quân phổ biến tỉ mỉ đến từng kíp chiến đấu. Nhờ đó khi vào
chiến dịch, bộ đội tên lửa đã bình tĩnh tự tin bẻ gãy các đợt tấn công
của Không quân Mỹ. Thậm chí, có những đơn vị chưa từng chạm trán B-52
cũng bắn rơi pháo đài bay như trung đoàn 257 và 261.
Mấy
ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ trên không kết thúc, ở hội trường
Quân chủng Phòng không - Không quân, trước đông đảo cán bộ, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã giơ cao một cuốn sách có bìa màu đỏ và nói: "Chúng ta
thắng được B-52 Mỹ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp hết
sức quan trọng của cuốn sách này".