Tại sao thương hiệu MG ở Việt Nam muốn chối bỏ “gốc” Trung Quốc?

Google News

MG (Morris Garages) - thương hiệu ôtô Anh quốc thành lập từ 1924, sau nhiều lần đổi chủ hiện MG thuộc sở hữu của SAIC Motor mua lại Nam Kinh Auto, Trung Quốc.

 
Video: MG HS 2.0 nhập Trung Quốc tại Việt Nam liên tục gặp lỗi.
Thương hiệu MG (Morris Garages) trở lại Việt Nam sau 8 năm vắng bóng, chính xác là từ tháng 7/2020 mới có một nhà đầu tư tử tế để gánh vác đưa MG tới tay người Việt, đó là Tanchong Motor của Malaysia.
TanChong trước đây là nhà phân phối xe Nissan tại Việt Nam và họ đã mở được nhà máy ở miền Trung để tung ra những mẫu xe lắp ráp, vì thế không thể nghi ngờ năng lực của nhà đầu tư này khi chuyển hướng sang xe ôtô MG.
Tai sao thuong hieu MG o Viet Nam muon choi bo “goc” Trung Quoc?
 Sau nhiều lần đổi chủ hiện thương hiệu xe MG đã thuộc sở hữu của SAIC Motor mua lại Nam Kinh Auto, Trung Quốc.
Tuy nhiên, doanh số kể từ 2020 đến nay của MG tại Việt Nam khá bết bát. Thậm chí mẫu xe MG HS có thời điểm giảm giá tới 140 triệu đồng nhưng sức tiêu thụ không mấy khả quan. Trong khi đó, nhà phân phối liên tục “tô màu sắc”, “phong thái” xứ Ăng-lê cho MG như một nhãn mác không đến nỗi nào giữa thị trường đậm đặc xe Nhật, Hàn như Việt Nam. Thậm chí mới đây khi ra mắt chiếc MG5, nhân viên PR của Tanchong còn “nhắc khéo” giới truyền thông trong nước hạn chế tránh đề cập tới thông tin xe Trung Quốc... trong bài viết.
Vậy tại sao lại đến nỗi này, điều gì khiến nhà phân phối TanChong nằng nặc muốn chối bỏ nguồn gốc Trung Quốc, trong khi một thương hiệu khác là Volvo đang bán ở Việt Nam cũng có lịch sử tương tự, nhưng không quá bận tậm tới câu chữ? Để lý giải câu hỏi trên, trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu lại quá khứ của MG.
Quá khứ của MG Trung Quốc tại Việt Nam thực tế chẳng có gì, thậm chí để mà nói là sự thảm bại của một nhà phân phối “sớm nở tối tàn”. Đại lý đầu tiên ở Hà Nội ra mắt tại Hà Nội năm 2012 đã không trụ lại quá 1 năm, sập tiệm bởi sản phẩm không thể chạm tới “trái tim” người Việt. Đó là một thực tế bởi các sản phẩm MG khi ấy tuy rẻ nhưng không mang hồn riêng mà cóp nhặt lung tung, đúng như nền công nghiệp ôtô Trung Quốc, nơi mà MG được mua đứt về từ nước Anh.
Thương hiệu MG được cho là bắt đầu ra đời từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1925 khi William Morris thành lập Morris Motors ở Oxford, Anh vào năm 1910 để sản xuất phương tiện giao thông giá cả phải chăng. Khoảng nửa thế kỷ sau đó, MG đã từng là niềm tự hào của nước Anh như Rolls-Royce hay Bentley. Nhưng số phận của MG đã sang một chiều hướng khác.
Tai sao thuong hieu MG o Viet Nam muon choi bo “goc” Trung Quoc?-Hinh-3
Đại lý cũ của MG vào năm 2012 ở Hà Nội, tồn tại chưa đến 1 năm. 
Khó khăn trong kinh doanh từ thập niên 80 của thế kỷ trước và sống “lay lắt” đến năm 2005 được hãng ôtô Trung Quốc Nam Kinh Auto mua lại nhà máy Longbridge và thương hiệu MG với giá 53 triệu bảng Anh. Số phận của “cô gái” nước Anh giờ đã chính thức do người Trung Quốc định đoạt, chỉ còn lại cái tên Châu Âu.
Năm 2007, SAIC Motor mua lại Nam Kinh Auto và chính thức tiếp quản thương hiệu MG. Mọi hoạt động sản xuất đều tập trung ở Trung Quốc thay vì ở quê hương Anh quốc. Mãi đến năm 2011, SAIC phục hồi việc sản xuất của MG ở nước Anh khi giới thiệu mẫu MG6 được lắp ráp tại Longbridge với động cơ và truyền động được nhập khẩu từ Trung Quốc. Có thể nói, chất công nghệ, tính trí tuệ trên MG hiện nay đều là của người Trung Quốc, chỉ còn cái danh tiếng MG là của quá khứ. Ngay cả khi MG đã mở thêm nhà máy ở Thái Lan thì nguồn phụ tùng chính vẫn đến từ Trung Quốc.
Tai sao thuong hieu MG o Viet Nam muon choi bo “goc” Trung Quoc?-Hinh-4
MG tại Việt Nam liên tục quảng bá cờ Anh trong mọi chương trình như một cách để “xóa” đi gốc xe Trung Quốc.
Trong khi đó, hãng xe Volvo của Thụy Điển cũng đã từng có lịch sử “lên voi xuống chó” như MG nhưng khác biệt ở chỗ “linh hồn” của Volvo vẫn nằm lại ở đất nước Bắc Âu.
Geely của Trung Quốc mua Volvo từ Ford năm 2010, nhưng suốt 1 thập niên sau đó, nhà máy, bảo tàng, trung tâm trải nghiệm đến các showroom của hãng, vẫn không có chỉ dấu nào cho thấy đây là đây là hãng xe thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Những nhân tố chính để duy trì và sáng tạo cho Volvo vẫn là người Thụy Điển, chỉ có túi tiền là của người Trung Quốc.
Tai sao thuong hieu MG o Viet Nam muon choi bo “goc” Trung Quoc?-Hinh-5
Dù Volvo đã bán cho người Trung Quốc, nhưng Thụy Điển vẫn đấu tranh để xe được sản xuất và thiết kế ngay trên đất nước mình. 
Tạp chí WhatCar của Anh quốc từng nhận xét, trong hầu hết các trường hợp thương hiệu, quốc tịch của chủ sở hữu hiện tại chỉ là vấn đề ngữ nghĩa, như Jaguar hiện thuộc quyền sở hữu của Ấn Độ, nhưng giá trị thương hiệu này không kém gì khi nó còn thuộc về người Anh trong suốt những năm qua. Hầu hết các thương hiệu ngay cả khi đã chuyển quyền sở hữu vẫn duy trì trụ sở chính, trung tâm thiết kế và đôi khi cả các nhà máy ở lại đất nước bản địa của họ.
Ngay với Volvo, người Thụy Điển vẫn đề cao thương hiệu này khi có dịp quảng bá ra nước ngoài. Nó là niềm tự hào của họ cho dù ông chủ là người Trung Quốc. Đơn giản vì Volvo vẫn sản xuất và sáng tạo ngay trên đất Thụy Điển. Thậm chí, người Thụy Điển sẵn sàng đấu tranh đến cùng với giới chủ Trung Quốc khi họ lăm le đưa Volvo ra khỏi quốc gia của mình.
Tai sao thuong hieu MG o Viet Nam muon choi bo “goc” Trung Quoc?-Hinh-6
Benelli (hãng môtô từng của người Ý), dù quảng bá tới mấy thì đó vẫn là những sản phẩm của người Trung Quốc. 
Năm 2020, Li Shufu, ông chủ của Geely công bố kế hoạch hợp nhất Volvo Cars với công ty Geely Auto, trong đó có kế hoạch di dời việc sản xuất xe Volvo về Trung Quốc hay sang một số khu vực khác, như Malaysia. Và quan trọng hơn là việc chia sẻ nền tảng công nghệ giữa Volvo với Geely. Điều này, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, là "tạo ra một công ty toàn cầu mới và về bản chất là nuốt chửng toàn bộ hoạt động kinh doanh của Volvo".
Tương lai của Volvo hiện vẫn chưa thể khẳng định nó liệu sẽ mãi giữ được phẩm chất một chiếc xe Châu Âu hay không trước các toan tính của giới chủ Trung Quốc. Nhưng với các thương hiệu đã “chết yểu” từ lâu như MG hay Benelli (hãng môtô từng của người Ý), dù quảng bá tới mấy thì đó vẫn là những sản phẩm của người Trung Quốc, bởi lịch sử đã chấm dứt từ khi nó bị bán đứt từ chủ cũ.
Thảo Nguyễn (TH)