Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, bảo hiểm xe được xem là một việc làm văn minh và cần thiết, giúp bảo vệ khối tài sản có giá trị lớn trong trường hợp chẳng may gặp sự cố. Dưới đây là một số loại bảo hiểm xe ôtô mà bạn cần có khi tậu xế cưng.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/3/2021 quy định, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) là loại hình bảo hiểm mà các cá nhân, doanh nghiệp sở hữu xe cơ giới buộc phải có khi tham gia giao thông.
Bảo hiểm TNDS không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dùng xe trong trường hợp xảy ra tai nạn, mà còn giúp bảo vệ tài sản của chủ xe trước những rủi ro bất ngờ.
|
Mọi chủ xe cơ giới đều bắt buộc phải mua Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
|
Mức trách nhiệm bảo hiểm chi trả hiện nay như sau:
100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn, đối với trường hợp xảy ra tai nạn có thiệt hại về người.
50 triệu đồng/1 vụ tai nạn trong trường hợp xảy ra tại nạn gây thiệt hại về tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
Bên cạnh Bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định Nhà nước, chủ xe cơ giới có thể lựa chọn thêm loại Bảo hiểm thể hiện trách nhiệm tự nguyện. Mức bồi thường sẽ được tính như sau:
Về người: Công ty Bảo hiểm sẽ dựa vào mức độ gây tai nạn cũng như khoản tiền mà chủ xe đã bồi thường cho bên bị hại để đưa ra mức chi trả phù hợp, song không vượt quá mức trách nhiệm mà chủ xe đã tham gia đóng bảo hiểm.
|
Bên cạnh Bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định Nhà nước, chủ xe cơ giới có thể lựa chọn thêm loại Bảo hiểm thể hiện trách nhiệm tự nguyện. |
Về tài sản: Công ty Bảo hiểm sẽ dựa trên số tiền mà chủ xe đã tham gia bảo hiểm cũng như mức độ lỗi khi gây ra tai nạn để thanh toán phần chênh lệch người người tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm vật chất ôtô
Bảo hiểm vật chất ôtô hay còn gọi là bảo hiểm thân vỏ ôtô, có vai trò bảo vệ thân vỏ, máy móc cũng như các thiết bị trên xe. Đây là loại hình bảo hiểm không bắt buộc nhưng theo lời khuyên của những người trong giới, bạn nên mua.
Bởi, trên hành trình di chuyển nhỡ may xảy ra va quệt, đâm đụng dẫn đến việc xe bị trầy xước, móp méo, cháy nổ, thậm chí là mất cắp..., bạn sẽ nhận được các chi phí hỗ trợ từ bên bảo hiểm. Phạm vi và giá trị chi trả sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm chủ xe đã mua.
Bảo hiểm tai nạn đối với lái phụ xe và người trên xe
Bảo hiểm tai nạn đối với lái phụ xe và người trên xe sẽ được thanh toán khi xảy ra các trường hợp thương tật, tử vong trong quá trình đang di chuyển trên xe/ lên xuống xe.
|
Bảo hiểm vật chất ôtô hay còn gọi là bảo hiểm thân vỏ ôtô, có vai trò bảo vệ thân vỏ, máy móc cũng như các thiết bị trên xe. |
Đây cũng là loại bảo hiểm tự nguyện. Do đó, mức bồi thường sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm mà khách hàng chọn mua cũng như chính sách chi trả của bên thứ 3, được quy định định chi tiết tại hợp đồng mua bán bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc tại Bộ luật dân sự. Theo đó, bảo hiểm này buộc chủ xe phải có trách nhiệm dân sự với hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo nội dung hợp đồng đã ký kết với chủ hàng.
Trường hợp xảy ra tai nạn, số tiền được bồi thường sẽ gồm các mục như: Chi phí ngăn ngừa giảm nhẹ tổn thất; Chi phí bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá do hậu quả của tai nạn; Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm; Giá trị hàng hoá bị tổn thất. Song không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm đối với hàng hoá trên xe.
Bảo hiểm hai chiều
Trên thực tế, bảo hiểm hai chiều chỉ là cách gọi theo thói quen của các bác tài, nhằm thể hiện việc chi trả bồi thường cho cả bên bị nạn lẫn chính chiếc xe của mình. Hiểu một cách đơn giản, bảo hiểm hai chiều sẽ gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và Bảo hiểm vật chất xe.
Thảo Nguyễn