Những điều cần biết khi mua xe cũ

Google News

Khi mua xe cũ, dù mua trực tiếp từ chủ xe hay từ các salon ô tô, bạn cần kiểm tra tổng quát chiếc xe đó.

Khi đi xem xe, bạn không nên mặc đồ mới và hãy nhờ người quen đi cùng để giúp đỡ bạn. Chiếc xe phải được đậu trên một bề mặt tương đối phẳng, tại nơi có đầy đủ ánh sáng, và xe phải không được chạy ít nhất là trong vòng 1 giờ đồng hồ trước khi bạn đến xem nó.
KIỂM TRA PHẦN NGOẠI THẤT CỦA XE
Đầu tiên, bạn hãy đi quanh xe để kiểm tra xem chiếc xe có cân bằng hay không. Nếu xe bị nghiêng, có thể hệ thống treo bị trục trặc hoặc bạc đạn của các bánh xe bị bể. Để kiểm tra hệ thống giảm xóc, bạn hãy đè mạnh lên góc xe nơi bạn muốn kiểm tra rồi thả ra thật nhanh, nếu hệ thống giảm xóc hoạt động tốt thì xe sẽ bật trở lại và chỉ nhún 1 hay 2 lần. Nếu xe nhún nhiều lần, bạn nên nhờ thợ máy xem lại hệ thống giảm chấn vì trong trường hợp này, hệ thống giảm chấn (phuộc dầu) có thể đã bị yếu và cần được phục hồi. Để kiểm tra bạc đạn, bạn hãy nắm từng bánh xe và lắc mạnh. Nếu bạn nghe có tiếng kim loại va chạm nhau, thì các bạc đạn của bánh xe hoặc các ru tin hay cao su gầm của hệ thống treo có thể đã bị hỏng hay bể.
 
Kiểm tra tình trạng thân xe
Kiểm tra từng đường nối của thân xe và mui xe, xem có vết trầy xướt, vết lõm hoặc rỉ xét không. Các đường nối phải đều và bề mặt gần đường nối phải giống nhau. Bạn nên lưu ý kiểm tra kỹ khe hở giữa các ốp dè (ốp chắn bùn) và cửa xe. Nếu đường hở lớn, có thể xe đã được lắp rắp không hoàn chỉnh hoặc đã bị sửa chữa.
Để biết xe có bị va chạm hay chưa, bạn có thể hỏi chủ xe. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn phải biết cách tự kiểm tra lấy. Một trong những cách kiểm tra tương đối dễ thực hiện là kiểm tra màu sơn. Nếu một phần thân xe được sơn lại, màu sơn ở đó có thể sẽ không giống như màu sơn zin, vì khi sơn lại, màu sơn mới rất khó tiệp màu với nước sơn ban đầu. Bạn hãy kiểm tra màu sơn ở cạnh (phần nối) của các vỏ thân xe. Với các xe đã được sơn lại một phần, đây là nơi bạn có thể phát hiện sự khác biệt màu sơn dễ dàng nhất. Nước sơn mới thường có độ phản chiếu nhiều hơn so với nước sơn zin nhưng lại không bền bằng và mau xuống màu hơn.
Đôi khi, bạn phải cần kiểm tra kỹ bằng cách cúi nhìn thật gần trên bề mặt vỏ thân xe và từ từ di chuyển tầm nhìn để phát hiện vết gợn trên bề mặt. Nếu bạn nghi ngờ xe đã được vá đắp, hãy đặt nam châm vào nơi bạn nghi ngờ. Nếu phần xe bị lõm nhưng được vá đắp lại bằng chất dẻo, nam châm sẽ không hít (phần kiểm tra này không có tác dụng với xe sử dụng hợp chất sợi thủy tinh cho thân xe).
Để kiểm tra xem xe có bị sơn lại hay không, bạn cũng nên kiểm tra các khung cửa xe, nắp ca-pô và nắp khoang hành lý phía sau. Nếu xe được sơn lại, bạn có thể phát hiện được dấu “sơn chồng” hoặc vết sơn dính vào các nẹp cao su quanh cửa xe. Bạn cũng cần đặt biệt lưu ý kiểm tra mặt dưới của nắp ca-pô và nắp khoang hành lý nhằm phát hiện được những dấu hiệu cho biết xe đã qua sữa chữa. Thông thường, những phần này không được chú ý nhiều khi sửa chữa và phần hoàn thiện sẽ không “tinh xảo” bằng phía bên ngoài.
Nếu xe chỉ bị một vài vết xước nhỏ thì bạn không cần phải quan tâm, nhưng nếu khung xe bị rỉ sét thì đó lại là một chuyện khác. Bạn cần phải kiểm tra cẩn thận các chỗ sơn bị giộp hoặc nơi có dấu hiệu rỉ sét, nhất là ở phần lồng vè và phần dưới của các cửa xe. Bạn có thể cần phải sử dụng đến đèn pin khi kiểm tra các dấu hiệu bị rỉ sét ở những nơi khuất sáng.
Bạn hãy lần lượt mở và đóng các cánh cửa, nắp capô và khoang hàng lý (có thể một hay nhiều lần) để kiểm tra xem chúng có vận hành một cách dễ dàng và khi đóng lại có khớp nhau không. Để kiểm tra độ rơ của cửa xe, bạn hãy hơi nâng từng cánh cửa và buông ra, đặc biệt là đối với cửa phía người lái. Nếu bản lề cửa bị lỏng thì xe này đã được sử dụng nhiều. Bạn cũng nên kiểm tra các nẹp cao su viền quanh các cánh cửa và đảm bảo rằng các miếng nẹp này phải còn nguyên vẹn. Nếu các nẹp cao su bị lỏng, thiếu hoặc hư, thì độ kín bên trong xe sẽ giảm và nước có thể sẽ rỉ vào.
Kiểm tra hệ thống đèn. Bạn hãy nhờ người bạn đi cùng đứng ngoài và kiểm tra khi bạn thử hệ thống đèn. Bạn hãy thử toàn bộ các đèn gồm đèn cốt, đèn pha, đèn thắng, đèn xi nhan và các đèn khác được gắn theo, ví dụ xe như đèn sương mù. Các thấu kính của bóng đèn phải còn đầy đủ và nguyên vẹn, không bị nứt, vỡ hay bị mốc.
Kiểm tra lốp xe. Kiểm tra lốp xe sẽ cho bạn biết thêm nhiều điều về chiếc xe. Nếu xe chạy dưới 50.000 km, có nhiều khả năng chiếc xe ấy vẫn còn sử dụng lốp xe zin. Nếu 1 chiếc xe có số km trên đồng hồ thấp nhưng đã được thay lốp mới thì bạn cần phải nghi ngờ. Quay vô lăng để đưa các bánh xe về hết bên trái hoặc bên phải để xem các vỏ xe có cùng một nhãn hiệu và có kích cỡ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không (ngoại trừ các xe đặc biệt như xe các xe thể thao thì có kích cỡ vỏ xe khác nhau). Nếu các vỏ có nhãn hiệu và kích cỡ khác nhau, hỏi người bán về các khác biệt này.
Thông thường, độ mòn của lốp xe sẽ phân bố đều trên bề mặt lốp. Các lốp xe hai bên xe cũng mòn đều nhau. Bạn hãy hỏi chủ xe xem lốp xe có được thay đổi thường xuyên từ trước ra sau và ngược lại không. Nếu không thường xuyên đổi, độ mòn của các bánh dẫn động thường nhiều hơn độ mòn của các bánh còn lại.
Xe của những lái xe bất cẩn thường có lốp xe bị mòn nhiều ở cạnh ngoài do người lái lạng lách nhiều và hay tăng giảm tốc đột ngột. Khi xem xe, nếu bạn thấy lốp xe mòn nhiều ở cạnh ngoài, có lẽ gầm bệ của chiếc xe này đã không còn tốt.
Để kiểm tra độ sâu rãnh của vỏ xe, bạn có thể sử dụng sử dụng cụ các chuyên dùng ở các cửa hàng bán phụ tùng xe ôtô. Về mặt nguyên tắc thì độ sâu rãnh của vỏ xe phải là 2.5 cm. Nếu bạn nhận thấy lốp xe mòn không đều, bạn cần phải lưu ý một số trường hợp. Trường hợp nhẹ thì có thể là do vỏ xe không được lắp ráp đúng cách, trường hợp nặng hơn thì có thể là do hệ thống treo có vấn đề. Nếu nghi ngờ hệ thống treo, bạn hãy nhờ thợ máy kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng. Lốp xe bị mòn không đều sẽ khiến tay lái bị rung khi chạy ở tốc độ cao.
Khi kiểm tra lốp xe, bạn hãy chú ý kiểm tra mặt ngoài của vỏ xe xem có vết trầy, nứt hoặc bị phù không. Bạn cũng cần kiểm tra các vành bánh xe xem có bị mẻ hoặc nứt không. Vết mẻ hoặc nứt là do xe va chạm mạnh với “ổ gà” hay lề đường. Những va chạm này sẽ khiến cho bánh xe bị lệnh. Nếu nghiêm trọng hơn, nó sẽ gây ra những hư hỏng đối với hệ thống treo.
Kiểm tra hệ thống thắng. Bạn cần kiểm tra các rôto của thắng đĩa. Hầu hết các xe được trang bị hệ thống thắng đĩa ở phía trước và hệ thống tang trống ở phía sau; một số xe được trang bị thắng đĩa cả hai phía trước và sau. Sử dụng đèn pin để kiểm tra các đĩa thắng, bề mặt đĩa phải bằng phẳng và không có các rãnh trầy sâu ở mặt đĩa. Đừng lo lắng về các vết bụi hoặc vết dơ trên mặt dĩa - khi bạn thử chạy và đạp thắng, đĩa thắng sẽ trở nên sạch sẽ.
Kiểm tra kính xe. Kiểm tra kỹ bề mặt kính xe: kính trước, kính sau, và kính các cửa sổ. Đảm bảo rằng kính xe không có một vết nứt nhỏ nào. Một vết rạn nhỏ trên kính do đá va vào có thể không làm bạn để ý, nhưng dần dần vết nứt sẽ lớn lên và chi phí để thay thế sẽ rất tốn kém. Nếu phát hiện vết nứt, bạn không nhất thiết phải quá lo lắng, nhưng bạn có thể sử dụng nó như một trong những yếu tố khi thương thảo giá.
 
KIỂM TRA PHẦN NỘI THẤT CỦA XE
Kiểm tra mùi trong xe. Khi bước lên xe, đầu tiên bạn hãy kiểm tra mùi trong xe. Nếu xe có mùi mốc hoặc mùi ẩm thì có thể xe bị nước rỉ vào. Bạn nên kiểm tra phần này thật kỹ, vì lỗi xe bị nước rỉ vào sẽ rất khó tìm và rất khó sửa chữa. Bạn hãy tháo tấm thảm để chân và kiểm tra xem có bị ẩm mốc hay hơi nước dưới bề mặt thảm hay không. Nếu nghi ngờ xe bị nước rỉ vào thì tốt nhất là bạn nên tìm mua... một chiếc xe khác.
Kiểm tra đệm cao su của bàn đạp. Các miếng đệm cao su của chân thắng, chân am-bra-ya và chân ga là nơi có thể cho bạn biết mức độ sử dụng của xe. Một chiếc xe có số km thấp thì các miếng đệm sẽ không thể bị quá mòn. Các miếng đệm bị mòn nhiều mách cho bạn biết rằng xe đã chạy nhiều. Bàn đạp am-bra-ya bị mòn quá cỡ còn có thể là do người lái có thói quen hay sử dụng chân côn, mà điều đó thì đồng nghĩa với việc hộp số và ly hợp xe đã hoạt động quá nhiều.
Kiểm tra các trang thiết bị trong xe. Bạn hãy khởi động động cơ tại chỗ, kiểm tra xem xe có khó khởi động khi trời lạnh hoặc động cơ chạy tại chỗ có êm không. Sau đó, bạn sẽ lần lượt kiểm tra từng nút chỉnh, từng công tắc và các cần gạt trong xe. Bạn cũng cần phải kiểm tra các cửa xe, hệ thống khóa và sự hoạt động của các cửa kính. Nếu xe có cửa trên nóc xe (sunroof), bạn hãy thử mở và đóng lại. Hãy kiểm tra các đèn bên trong xe, đèn trên trần xe, đèn đọc báo nếu có, và tất cả đèn được trang bị thêm. Nhớ thử còi xe.
Mở hết ga hệ thống sưởi. Kiểm tra độ nóng cũng như thời gian đạt độ nóng cần thiết. Sau đó thực hiện việc kiểm tra tương tự đối với hệ thống máy lạnh. Nếu xe được trang bị ghế có hệ thống sưởi, bạn hãy bật lên và xem hệ thống này có làm việc không.
Kiểm tra hệ thống âm thanh. Bạn cần kiểm tra tín hiệu radio FM và AM cũng như hoạt động của cassette. Nếu xe có lắp hệ thống CD thì bạn cũng phải thực hiện kiểm tra tương tự (đối với CD 6 đĩa, bạn nên kiểm tra hoạt động của từng đĩa một).
Kiểm tra ghế ngồi. Hãy kiểm tra tất cả ghế ngồi mặc dù bạn sẽ ít khi ngồi ở dãy ghế sau. Ghế người lái thường bị mòn nhiều hơn so với ghế hành khách. Đối với những xe có số km thấp, ghế ngồi không thể bị “xẹp” xuống quá, bọc ghế cúng không thể bị rách hoặc bị mòn quá nhiều. Bạn hãy kiểm tra các nút điều chỉnh ghế ngườI lái (nếu xe có trang bị ghế chỉnh điện thì bạn cúng nên kiểm tra tất cả các nút này), và đảm bảo chúng hoạt động tốt .
Kiểm tra hệ thống máy lạnh. Nếu tìm mua những chiếc xe được sản xuất từ năm 1994 về trước, bạn hãy kiểm tra kỹ hệ thống máy lạnh vì chi phí để sửa chửa hệ thống máy lạnh ở các đời xe này thì rất cao. Lý do là trước đây, các xe xản xuất vào đầu thập niên 90 được trang bị máy lạnh sử dụng chất R-12 có chứa CFC (chlorofluorocarbon) làm thủng tần Ozone, nhưng từ năm 1995, chất CFC đã bị cấm sử dụng tại Mỹ và nhiều nước khác. Hiện nay, các nhà sản xuât ôtô đã chuyển sang sử dụng chất R-134a là chất làm lạnh không chứa CFC, vì thế nhu cầu sử dụng chất R12 giảm mạnh khiến giá thành để nạp lại ga cao hơn nhiều so với chất R-134a.( Điều này vẫn chưa xảy ra ở Việt Nam cho tới khi chúng tôi dịch bài này, hiện tại thì giá của R12 và R134a không chênh lệch nhiều, và giá R134a vẫn đắt hơn....!)
Một hệ thống máy lạnh hoạt động tốt là hệ thống có thể tạo độ lạnh trong vòng vài phút. Trong Khi chạy thử xe, bạn hãy bật máy lạnh, để nhiệt độ ở mức lạnh nhất và vặn quạt gió ở tốc độ trung bình. Nếu luồng gió từ máy lạnh thổi ra mát đều, có nghĩa là máy lạnh đang hoạt động tốt. Ngược lại nếu luồng gió bị ấm, đó có thể là triệu chứng một hư hỏng nặng trong máy lạnh bạn cần phải nhờ thợ máy kiểm tra.
Khi kiểm tra hệ thống lạnh, bạn cũng nên biết một vài đặc điểm cấu tạo bên trong. Mẩu decal nằm dưới nắp capô sẽ cho bạn biết máy lạnh của xe sử dụng loại chất làm lạnh nào, và hệ thống lạnh này được trang bị thêm những gì. Tuy nhiên, mẩu decal này không thể cho bạn biết hệ thống nguyên thủy được bảo trì như thế nào hoặc những trang bị thêm hoạt động ra sao. Vì thế để biết hệ thống máy lạnh trên xe hoạt động ra sao, cách tốt nhất là bạn nên nhờ thợ điện lạnh chuyên nghiệp kiểm tra giúp. Các cơ sở về điện lạnh có thể sử dụng một thiết bị dò điện tử để kiểm tra và phát hiện các rò rỉ nếu có. Họ cũng giúp bạn xác định xem hệ thống lạnh trong xe có sử dụng một hỗn hợp gồm các chất làm lạnh khác nhau không. Một hệ thống lạnh sử dụng cả hai loại khí R-12 và R-134a sẽ khiến chi phí làm sạch máy lạnh tăng cao do cần có các thiết bị chuyên biệt khi vệ sinh máy. Việc sử dụng hỗn hộp khí trong máy lạnh cũng có thể là dấu hiệu của việc hệ thống bị lạnh bị rò rỉ nhưng không được sửa chữa trước khi nạp thêm một chất khí khác. Tệ hơn nữa, nếu hệ thống lạnh được nạp khí prôban hoặc các loại gas dễ bén lửa khác, khi bị rò rỉ thì dễ gây ra cháy nổ.
Nếu một chiếc xe đang có hệ thống máy lạnh sử dụng khí R-12 bị hỏng cần phải thay hệ thống lạnh mới, thì bạn nên thay hệ thống mới sử dụng khí R-134a.
Kiểm tra khoang hành lý. Khoang hành lý phía sau cũng là nơi bạn có thể sử dụng các giác quan của mình khi kiểm tra. Bạn có thể kiểm tra để xem khoang hành lý có dấu hiệu rỉ nước vào hay không bằng cách kiểm tra xem tấm thảm lót sàn có bị ẩm ướt và có mùi mốc hay không. Bạn cũng nên tháo miếng thảm ra để xem mâm bánh sơ cua có bị rỉ sét không.
Hãy kiểm tra tình trạng của bánh sơ cua. (Nếu xe được láp bánh mâm đúc thì thông thường bánh sơ cua chỉ là bánh mâm sắt). Nhiều loại tải nhỏ, xe pick-up và xe việt dã (SUV) thường có bánh sơ cua được treo phía sau hoặc phía dưới khung xe nên đôi khi bạn cần cuối xuống để kiểm tra. Phải đảm bảo xe có đầy đủ dụng cụ sửa chữa theo xe như bộ đồ nghề sửa xe và con đội.
Kiểm tra khoang động cơ. Sau khi máy xe ngưng hoạt động vài phút là bạn có thể thực hiện hầu hết các công việc kiểm tra về tình trạng động cơ. Công việc kiểm tra đầu tiên là kiểm tra tổng quát khoang động cơ. Nếu động cơ có bụi và bị dơ là điều bình thường, nhưng hãy kiểm tra kỹ xem xem có vết dầu ở quanh máy hay không, cọc bình acquy bị rỉ sét hoặc dây điện có bị lỏng không.
Kiểm tra đường dây điện. Nếu vỏ dây điện bị giòn hoặc nứt thì bạn phải kiểm tra xem dây điện tại đó có bị quá nóng không. Kiểm tra kỹ các điểm nối - tại đây các dây điện phải được nối với nhau phải bằng ống nối cao su, chứ không phải bằng băng keo điện thông thường.
Kiểm tra các ống dẫn và dây curoa. Hãy kiểm tra các đường ống cao su dẫn vào bộ tản nhiệt, máy lạnh và các bộ phận khác trong động cơ xe bằng cách nắm vặn và bẻ cong các đường ống này một cách tự do. Các ống cao su phải mềm dẻo, không quá cứng, không bị nứt hoặc xốp. Kiểm tra xem dây curoa quạt và các dây curoa khác có bị sờn quá không.
Kiểm tra nhớt. Hãy kiểm tra tất cả các mức nhớt. Mỗi xe đều có que thăm nhớt dùng để kiểm tra mức nhớt trong xe. Nhớt máy phải có màu đen hoặc đen nâu, không quá dơ hoặc có sạn. Nếu nhớt có màu mật ong thì xe này vừa được thay nhớt. Nếu nắp nhớt có sương (có hơi nước đọng) thì đó là dấu hiệu trong nhớt có nước. Màu của nhớt hộp số phải hơi hồng, chứ không phải màu nâu, và khi ngửi phải có mùi nhớt chứ không phải mùi khét. Với hầu hết các loại xe, bạn chỉ nên kiểm tra nhớt của hộp số tự động khi xe đang khởi động và máy đang nóng. Với một vài loại xe, que thăm nhớt có hai mức đo nhớt hộp số khi động cơ ở chế độ nghỉ và khi máy đang hoạt động. Bạn cũng phải kiểm tra mực nhớt của tay lái trợ lực và thắng xe. Tất cả đều phải nằm trong mức cho phép.
Kiểm tra két nước. Không được mở nắp két nước cho đến khi động cơ nguội hoàn toàn. Để Kiểm tra chất làm mát máy, bạn phải nhìn vào bầu chứa bằng nhựa được gắn gần két nước. Chất làm mát máy phải có màu xanh lục, không phải màu rỉ sét hoặc trắng đục. Nếu có vết nước màu xanh lục hay bột trăng trắng trên két nước hay các nơio khác trong hệ thống làm mát thì có thể két nước bị rò rỉ.
Kiểm tra bình ắc quy. Lau sạch nắp bình ắc quy bằng giẻ trước khi mở nút để kiểm tra mực nước trong bình. Mực nước thấp có thể chẳng cho thấy gì nhiều, nhưng cũng có thể là bình ắc quy đã làm việc quá mức. Tốt hơn hết là bạn hãy nhờ thợ máy kiểm tra.
KIỂM TRA GẦM XE
Trải tấm bạt cũ phía dưới để bạn có thể kiểm tra được gầm xe. Hãy sử dụng đèn pin khi kiểm tra. Nếu bạn thấy nhớt và nước máy bị rò rỉ, đó là những dấu hiệu không tốt. Nếu bạn biết được địa điểm xe thường xuyên đậu, hãy xem thử nền nhà có vết ố do nhớt hoặc nước máy rò rỉ tạo nên không. Tuy nhiên, bạn đừng quá bận tâm với vết nước nhỏ giọt ra từ chiếc xe trong những ngày nóng bức - đó có thể là hơi nước thoát ra từ hệ thống máy lạnh.
Khi kiểm tra bộ Cardan đồng tốc phía sau bánh trước, bạn cần đảm bảo rằng chụp cao su của trục láp phải tròn đều (xem hình dưới). Nếu chụp cao su bị nứt và chất bôi trơn bị rỉ, phần trục láp có thể bị hỏng và chi phi sửa chữa sẽ rất tốn kém.
Kiểm tra ống pô xe có cặn không, nếu có màu đen và giống như chất bôi trơn thì buồng đốt bị xì nhớt. Chất bẩn của ông pô phải khô và có màu xám đen.
 
LÁI THỬ XE
Sau khi kiểm tra tổng quát và bạn cảm thấy thích chiếc xe đó, bạn nên yêu cầu chủ xe cho bạn lái thử. Thời gian lái thử ít nhất phải là 20 phút, như vậy bạn mới có đủ thời gian để kiểm tra hệ thống làm mát, hệ thống máy lạnh cũng như hệ thống sưởi của xe.
Tiện nghi. Đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái khi ngồi vào xe. Hãy điều chỉnh ghế cho phù hợp với tư thế ngồi của bạn nhất. Khi điều chỉnh ghế, khoảng cách giữa bạn và vô lăng tối thiểu là 25cm và chân bạn có thể đạp các bàn đạp một cách thoải mái.
Vô lăng. Trước khi chạy thử (đã nổ máy nhưng chưa vô số), bạn hãy đánh tay lái qua lại hai bên để kiểm tra độ rơ của vô lăng. Vô lăng và bánh xe phải chuyển động đồng thời. Nói cách khác bạn sẽ cảm nhận rằng vô lăng không xoay chuyển khi các bánh xe chưa chuyển hướng.
Nếu vô lăng bị rung khi bạn lái thử trên xa lộ, có thể do các bánh xe không cân bằng - trường hợp tương đối dễ sữa chữa, nhưng nếu tay lái rung do hệ thống treo có vấn đề thì việc sữa chữa sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Khi xe chạy ở tốc độ bình thường, tay lái phải cân bằng chứ không được lệch về một bên. Nguyên nhân của việc lệch tay lái cũng có thể là do bánh xe không cân bằng hoặc do hệ thống treo không còn hoạt động tốt.
Động cơ và hộp số. Động cơ phải hoạt động êm ở chế độ không tải, và không bị giật khi chuyển bánh. Khi tăng tốc lên dốc cao, trong máy xe phải không có những tiếng kêu lách cách hoặc có âm thanh kim loại va chạm nhau.
Với hộp số tự động, bạn đừng quá lo lắng khi hộp số tự động chuyển số không êm so với số tay. Nhưng nếu xe bị “ì” khi tăng tốc, thì hộp số có thể đã bị mòn nhiều - việc sửa chửa hoặc thay thế sẽ rất tốn kém.
Đối với hộp số tay, khớp ly hợp phải ăn khớp với nhau trước khi bạn hoàn toàn bỏ chân khỏi chân côn. Đối với chân côn đúng tiêu chuẩn, trong khoảng 1cm đầu khi đạp côn, trục ly hợp vẫn phải còn ăn khớp với nhau. Nếu không, đã đến lúc xe cần thay bộ phận ly hợp mới.
Hệ thống thắng. Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra hệ thống thắng khi chạy trên một khoảng đường vắng bằng cách đạp thắng gấp khi đang chạy ở vận tốc khoảng 70 km/g. Xe phải dừng nhanh, thẳng, không được lệch về một bên và không bị rung. Chân thắng phải vận hành nhẹ nhàng, giúp xe dừng lại một cách êm ái. Nếu xe có trang bị hệ thống thắng ABS, bạn sẽ cảm thấy chân thắng rung khi bạn thắng gấp.
Thử thắng vài lần để đảm bảo hệ thống thắng hoạt động tốt. Sau đó, dừng hẳn xe ở một nơi an toàn rồi đạp mạnh và giữ chân thắng trong vòng 30 giây. Khi bạn bỏ ra, nếu chân thắng bị kẹt không trở về vị trí bình thường, thì hệ thống thắng có thể bị rỉ dầu.
Khi chạy thử, bạn hãy sử dụng các giác quan của mình để nhìn, nghe và cảm nhận. Khi xe chạy đều trên một con đường bằng phẳng, bạn hãy kiểm tra xem xe có bị rung không bằng cách chú ý xem hệ thống tay lái có êm không, hình mình trong gương chiếu hậu có rung không, v.v..
Bạn cũng nên lái thử ở tốc độ 50 km/g trên đường gồ ghề, nếu xe bị nẩy quá nhiều thì xe có thể gặp trục trặc ở hệ thống treo hoặc khung gầm không được thiết kế hợp lý ngay từ đầu. Lắng nghe xem có tiếng lạnh cạnh hoặc cót két không, vì nó sẽ tạo cảm giác rất khó chịu và rất khó tìm kiếm để sửa chữa.
“Bộ đồ nghề” để kiểm tra xe cũ:
Giấy và viết chì
Đèn Pin
Nam châm
Một vài mẩu vải hoặc khăn giấy
Găng tay
Một tấm bạt hoặc mền cũ.
Băng cassette và đĩa CD (để kiểm tra hệ thống âm thanh)
Theo Otosaigon