Hiện tại ngành công nghiệp ôtô đang tập trung lên công nghệ điện, người ta có thể khẳng định rằng các hệ thống đẩy phản trọng lượng vẫn còn là một chặng đường xa phía trước, chưa kể đến việc khái niệm xe ôtô bay hiện hoàn toàn chỉ mang tính lý thuyết mà thôi.
Tuy nhiên, Colin Furze dường như đã “giải quyết” vấn đề đó bằng cách chế tạo một bản sao thế giới thực của xe bay Landspeeder trong “Star Wars” bằng cách sử dụng những bánh xe thay vì một công nghệ viễn tưởng nào đó.
|
Dự án của Colin Furze là rất đáng khen và hoàn toàn làm vừa lòng các fan hâm mộ "Star Wars".
|
Dự án đặc biệt này là cách Furze chúc mừng sự ra mắt của bom tấn “Star Wars: The Rise of Skywalker”, phần phim thứ 9 và mới nhất của thương hiệu “Star Wars”. Bộ phim sẽ chính thức công phá nhiều cụm rạp trên thế giới vào ngày 20/12/2019.
Đoạn video ở trên cho thấy toàn bộ quá trình chế tạo, bao gồm rất nhiều công việc cắt, hàn và làm bóng từng mảnh thân vỏ. Kết quả cuối cùng là chúng ta có một phương tiện tới từ tương lai “rất rất xa” với chỗ ngồi cho 2 người, một cụm điều khiển trung tâm, bộ đẩy chỉ mang tác dụng trang trí và một tấm kính chắn gió.
|
Mẫu Landspeeder nguyên bản của Luke Skywalker trong phim vốn được thiết kế và chế tạo bởi Ogle Design sử dụng khung gầm của một chiếc Bond Bug. |
Mẫu Landspeeder nguyên bản của Luke Skywalker trong phim vốn được thiết kế và chế tạo bởi Ogle Design sử dụng khung gầm của một chiếc Bond Bug (một mẫu xe 2 ghế, 3 bánh nhỏ con của Anh Quốc từng được chế tạo từ 1970 – 1974). Ngay cả trên trường quay, nó vẫn có bánh xe, đồng nghĩa rằng đội ngũ sản xuất đã phải nghĩ ra một cách để tạo ảo giác rằng nó bay lơ lửng trên mặt đất.
Tuy nhiên chiếc Landspeeder của Furze chỉ cần trông cho đẹp, giống với nguyên mẫu xuất hiện trong phim năm 1977 là được, chứ không phải giả vờ bay để qua mặt người khác.
Trên thực tế, đây là chiếc Landspeeder thứ ba của Colin Furze và một vài tuần trước, anh ấy đã bán một chiếc trên eBay với giá 50.000 bảng Anh để quyên góp cho một chương trình từ thiện.
Thảo Nguyễn