Nếu bạn đang muốn mua xe thể thao cũ, đừng quên cân nhắc những lời khuyên và mẹo sau để đảm bảo kiếm được cho mình một chiếc xe cũ đẳng cấp. Mới hơn, cũ hơn, xe nội hay xe nhập cũng đều áp dụng được.
Để đảm bảo sự tự tin tối đa, lời khuyên là hãy đi ngược lại với điều mong đợi khi xem xét một chiếc xe thể thao đã qua sử dụng: giả định điều tệ nhất rồi sau đó xác nhận điều ngược lại, để có được cơ hội tìm thấy chiếc xe cũ với hiện trạng tốt nhất.
1. Giả sử các vật tư tiêu hao không hoạt động
|
Ảnh minh họa. |
Lốp xe, má phanh, rô-tô phanh, và ngay cả bộ ly hợp của xe cũng có thể coi là các vật tư tiêu hao và thậm chí còn hơn thế nữa trong những chiếc xe thể thao hiệu suất cao. Tiếp cận bất kỳ chiếc xe thể thao cũ nào mà bạn cho rằng nó cần lốp mới, phanh mới, ly hợp mới cho tới khi chính bạn hoặc một thợ máy chứng minh điều ngược lại. Hãy đảm bảo bạn đã tính cả những bộ phận này vào ngân sách mua xe của mình.
2. Giả sử chiếc xe chưa bao giờ thay chất lỏng
|
Ảnh minh họa. |
Để cảm thấy yên tâm lâu dài, hãy giả sử rằng tất cả các chất lỏng quan trọng (dầu máy, dung dịch làm mát, dầu phanh...) của chiếc xe mà bạn cân nhắc mua đều đã quá hạn, cho tới khi bạn xem được hồ sơ dịch vụ hoặc hóa đơn chứng minh điều ngược lại.
Những loại chất lỏng tươi mới đều rất quan trọng cho sự an toàn lâu dài của bất cứ chiếc xe nào, và còn quan trọng hơn thế đối với một chiếc xe thể thao. Hãy để một khoản ngân sách để thay thế bất kỳ chất lỏng nào mà không thể được chứng minh là còn mới, đặc biệt với những chiếc xe đã đi nhiều km. Cũng không cần quá tập trung vào các chất lỏng phổ biến, dù dầu máy và dung dịch làm mát thường được biết tới nhiều hơn, thì những chiếc xe thể thao vẫn còn những bộ phận khác cần được quan tâm thay chất lỏng như hộp số, phanh,...
Hãy nhớ rằng các chất lỏng là bảo hiểm loại rẻ, và không bao giờ là thừa khi thay mới.
3. Giả sử chiếc xe đã được sử dụng như một món đồ chơi
|
Ảnh minh họa. |
Trừ phi bạn quen biết người bán, không thì hãy giả sử chiếc xe đã được lái một cách “tàn phá” bởi một “cậu bé lớn tuổi”, cho tới khi một nhân viên kiểm duyệt chứng minh được là ngược lại. Hãy quan sát những dấu hiệu hư hỏng trên thân xe, hư hại bộ treo, kiểm tra mặt dưới và mép trước của cản xe xem có dấu hiệu đỗ xe bất cẩn không. Và giả sử chiếc xe đã gặp va chạm hoặc tai nạn cho tới khi một kiểm soát viên chuyên nghiệp kiểm tra và chứng minh được rằng không phải vậy. Nếu chiếc xe từng gặp va chạm, bạn cần phải biết về điều đó trước khi quyết định bỏ tiền ra mua.
4. Giả sử hạn bảo hành của xe đã hết
Nếu bạn định mua một chiếc xe thể thao đã qua sử dụng với phần bảo hành còn lại của nhà máy, hãy giả sử rằng bảo hành đã bị xâm phạm hoặc hết hạn. Cho tới khi người bán hoặc đại lý chứng minh được rằng điều đó không đúng. Bạn có biết rằng chỉ cần thiếu một lần thay chất lỏng cũng có thể ảnh hưởng tới việc bảo hành xe? Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc thay đổi bất kỳ phần cứng hoặc phần mềm nào của xe mà không thông qua nhà máy. Hãy kiểm tra tất cả lịch sử dịch vụ để đảm bảo không bỏ sót điều gì. Nói chuyện với cố vấn dịch vụ tại đại lý (về số khung VIN) để chắc chắn rằng kỳ bảo hành vẫn còn có hiệu lực.
5. Giả sử người bán sẽ bắt bạn phải trả hóa đơn sửa chữa sắp tới
Hầu hết người bán sẽ không để bạn phải mắc kẹt với hóa đơn sửa chữa sắp tới, nhưng một số thì có. Một lần kiểm tra mua trước (PPI) bởi một thợ máy đủ tiêu chuẩn do chính bạn lựa chọn sẽ là “tấm khiên bảo vệ” trước những chi phí đắt đỏ bất ngờ của chiếc xe bạn sắp mua. Một lần kiểm tra PPI sẽ tốn khoảng 70 USD - 150 USD (khoảng 1,5 - 3,3 triệu đồng) nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều, cộng thêm khoản sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
Mỗi lần PPI sẽ mất khoảng 1 tiếng, và nhớ đảm bảo rằng chiếc xe sẽ được kiểm tra đầy đủ kỹ càng các thành phần và hệ thống xe. Được kiểm tra bằng thiết bị chuẩn đoán lỗi OBD, thiết bị này có thể tiết lộ các vấn đề với điện tử cơ động của xe, dù đèn báo kiểm tra động cơ không sáng./
Theo Hoàng Thanh/VOV News