Mẹo chạy xe côn tay trong phố

Google News

Với nhiều người, việc “cầm” một chiếc xe côn tay đi trong phố đông đôi khi lại là “cực hình”.

Những người mới làm quen với xe côn tay, đi trong phố, sẽ thường xuyên gặp cảnh xe bị chết máy, hoặc loay hoay ở ngã tư mãi không đi được khi đèn hiệu đã chuyển sang màu xanh. Có những người kêu trời vì đi xe côn tay trong phố, tay bị mỏi rời vì “bóp”, nhả côn.
Nắm được vài nguyên tắc dưới đây sẽ khiến bạn điều khiển được chiếc xe nhẹ nhàng hơn.
Đề-pa ở đèn đỏ
Khi đề-pa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh.
Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn và vào số. Lưu ý, nếu xe đã đạt được tốc độ cao thì lúc vào những cấp số cao không cần phải giữ lại côn mà có thể nhả hết côn (còn gọi là bắn côn) để cho xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn.
 
Chạy xe lúc đông người và tắc đường
Khi chạy xe trong phố đông, những người mới lái thường để xe bị chết máy vì phối hợp côn - ga không đều. Bạn nhớ rằng, để sang số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào.
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc sang số rất nặng và khó nhọc do tay côn của xe chưa được bóp hết vào. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "nhả côn lên ga " (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài mòn, máy mới khoẻ, tránh bị ì.
Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
Để đỡ mỏi tay côn
Các chuyên gia kỹ thuật cho biết, khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.
Để xe không bị ì
Trong quá trình chạy, nếu xe chưa đủ tốc độ mà người lái đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bóc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số.
Về số không phù hợp với tốc độ xe đang chạy sẽ bị kêu. Ví dụ: bạn đang chạy với tốc độ 50km/h mà về số 4 hoặc 3 sẽ bị kêu róp róp, nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km về số 4, 30km/h về số 3 và tương tự cho các cấp số khác
Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h, số 2: 10 - 20km/h, số 3: 20 - 30km/h, số 4: 30 - 40km/h, số 5: 40-50km/h, số 6: trên 50km/h.
Theo Anh Đức/Autodaily

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Ahuy -

Chạy xe côn tay trong thành phố không có gì bất tiện cả, khi quen tay rồi thì nó cũng như xe số thôi. Nói chung chạy côn tay cảm giác rất thích.

Nguyen Vu -

Đi xe côn tay có thứ mà mình thích nhất đó là ép ga, tức là chạy xe ở vòng tua cao. Tất nhiên phần lớn hành trình thì đi côn số bình thường.

Thắng Tu -

Các bác cho em hỏi tí ạ. Xe em dựng chống giữa lên bóp hết côn, vào số 1 (không ga), nhưng bánh sau nó vẫn quay nhanh, phanh lại thì dừng, nhả phanh lại quay. Như vậy có bình thường hay không mấy bác?

Nhàn Luân -

Ở tốc độ 30km/h mà đường bằng phẳng trọng tải thấp mà đi số 2 thì máy cằn kinh khủng luôn.

Nhan My -

Côn tay với không côn tay nó khác nhau ra sao, và ưu điểm gì nhỉ? Tôi thực sự chưa biết.

Biahoi -

Việc chạy xe côn tay hay số đòi hỏi phải hiểu nguyên lý và sau đó tự thực hành mới ngộ ra nhiều điểm thắc mắc. Chỉ riêng thao tác vê côn có khi hướng dẫn nát họng mà bạn mình làm mãi không thạo.

Nhu Hien -

Lúc đi xe số côn tự động thì chán đi xe tay ga, giờ đi côn tay rồi thì chán đi xe số tự động. Có lẽ từ nay về sau sẽ gắn bó với xe côn tay.

Linh Tú -

Tôi thì đặt mục tiêu mua Honda CBR150.

Đại Bại -

Đi thành phố giữ đều từ 20-30km/h thì đi số 3 là ok. Số 1 chỉ dành lúc mới lăn bánh thôi, có đà là móc lên 2.

Ha Nha -

Côn tự động đi thành phố cho lành.

Diễm -

Lằng nhằng phức tạp nhỉ.

Cuong Nguyen -

Đọc xong bài này cảm thấy tự tin hơn để cưỡi một xe côn tay.

Toi Co Don -

Thứ nhất là khi đề xong, vào số 1, các bạn nên nhả từ từ tay côn tới 2/3 nếu không sẽ chết máy. Xe đi được một đoạn thì bóp côn rồi gẩy mạnh lên cho vào số 2. Lúc này cũng nên nhả 2/3 côn như vào số 1. Khi xe đi ở tốc độ ổn định thì tiếp tục gẩy lên để vào số 3. Lúc này có thể thả toàn bộ tay côn cho đỡ mỏi.

Đường đông, địa hình xấu, chạy ở số 1, 2 chú ý luôn rà tay côn (giữ 1-2/3 tay côn) nếu không sẽ chết máy.

Riêng ở tốc độ cao, vòng tua máy đang cao, việc sang số lớn hơn đòi hỏi càng phải nhanh, cắt côn nhanh, vào số nhanh và thả tay côn nhanh. Lúc về số thì ngược lại, cắt nhanh, thả chậm hơn chút hoặc bóp côn chạy âm 1 lúc tận dụng đà tiết kiệm xăng rồi thả ra từ từ cũng được.

Chạy lâu, nếu bạn quen với vòng tua máy thì khỏi cần bóp côn để sang số. Nhưng như thế nó mất cái hay của chạy xe côn tay.

Thành -

Đọc bài hướng dẫn chi tiết này mình cảm thấy yên tâm hơn khi chạy xe côn tay.

Phong -

Thực sự vẫn chưa hiểu cách hoạt động của mấy cái xe côn tay.

Thu -

Đọc thấy phức tạp nhỉ, đi xe tay ga là dễ nhất.

Tâm Như -

Điều khiển xe côn tay luôn phải cẩn thận và thêm 1 chút mẹo nữa, ai mới đi thì phải học dài.

Hiển thị thêm bình luận