Tối ưu cho sử dụng hàng ngày
Tháng 11/2017, thế giới trầm trồ với khả năng tăng tốc 0-96 km/h chỉ trong 1,9 giây của Tesla Roadster. Mẫu xe thể thao chạy điện vượt xa thành tích tăng tốc của những siêu xe đình đám như Bugatti Chiron (2,3 giây) hay Koenigsegg One:1 (3,2 giây). Điều đáng nói là ô tô điện mới được phát triển tích cực trong hơn 10 năm trở lại đây, trong khi các nhà sản xuất ô tô động cơ đốt trong đã có lịch sử chạy đua tốc độ tới hơn 100 năm.
Sức mạnh của một chiếc ô tô thường được gắn liền với âm thanh của khối động cơ, vì thế, nhiều người dễ hiểu sai về sự yên lặng của ô tô điện khi vận hành, cho rằng chúng thua kém về tốc độ và hiệu suất. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Về khả năng tăng tốc, ô tô điện luôn có những lợi thế vượt trội hơn ô tô xăng dầu cùng phân khúc.
Lý do là hệ truyền động của ô tô điện đơn giản, không phức tạp như ô tô truyền thống. Chúng có thể đạt mô-men xoắn cực đại sớm hơn, dải vòng tua tối ưu dài hơn, giúp ô tô điện tăng tốc nhanh tức thì.
Trong khi đó, động cơ đốt trong mất nhiều thời gian để đạt được mô-men xoắn cực đại và truyền lực tới bánh xe. Trong quá trình vận hành, sức mạnh động cơ sẽ đi qua hộp số, trục truyền động, rồi tới bánh xe, khiến năng lượng tiêu hao trung bình 10-25%. Vì cấu tạo đơn giản, năng lượng tiêu hao của ô tô điện không đáng kể.
Tuy nhiên, so với ô tô chạy xăng, dầu, tốc độ tối đa của ô tô điện thường được các nhà sản xuất thiết lập ở mức vừa phải để đảm bảo tối ưu cho pin. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia trên thế giới đều đồng tình rằng, đây không phải vấn đề quá lớn vì hầu hết ô tô điện có thể đạt tốc độ tối đa cao hơn ngưỡng cho phép ở nhiều quốc gia.
Ví dụ ở châu Âu, tốc độ tối đa trên cao tốc phổ biến ở mức 130 km/h. Vì thế, ô tô điện vẫn đủ nhanh để sử dụng hàng ngày, đồng thời sở hữu khả năng tăng tốc vượt trội.
VinFast VF e34 - lựa chọn lý tưởng cho giao thông đô thị Việt Nam
Mẫu ô tô điện VinFast VF e34 vừa ra mắt thị trường Việt Nam sở hữu động cơ công suất 150 mã lực và mô-men xoắn cực đại 242 Nm, sức mạnh tương đương với nhóm SUV cỡ C chạy xăng trên thị trường như Mazda CX-5 phiên bản 2.0L, Toyota Cross 1.8V hay Hyundai Tucson 2.0L. Tuy nhiên, khả năng vận hành của VinFast VF e34 vượt trội hơn nhờ ưu điểm đặc trưng của ô tô điện.
Theo chuyên gia ô tô Tuấn Hùng, tại Việt Nam, đường đô thị chỉ cho phép đi tối đa 50-90 km/h, và 120 km/h đối với đường cao tốc. Vì vậy, khả năng tăng tốc quan trọng hơn so với tốc độ tối đa, đặc biệt trong những tình huống vượt phương tiện cùng chiều.
“Dù VinFast không công bố thời gian tăng tốc cụ thể, nhưng với mô-men xoắn 242 Nm và khả năng đạt cực đại ngay lập tức, VF e34 sẽ tăng tốc nhanh hơn nhóm xe đồng hạng về lý thuyết (Mazda CX-5 2.0L có mô-men xoắn cực đại là 200Nm, Toyota Cross 1.8V là 172 Nm, Hyundai Tucson 2.0L là 192 Nm). Tôi cho rằng, ô tô điện, cụ thể là VinFast VF e34 hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác lái thú vị hơn cho người lái so với xe xăng, đặc biệt ở thời điểm tăng tốc, và rất phù hợp với đô thị Việt Nam”, vị chuyên gia nhìn nhận.
Không những vậy, chuyên gia ô tô Tuấn Hùng cũng chỉ ra nhiều đặc tính khác mang lại khả năng vận hành vượt trội của VinFast VF e34. Cụ thể, cấu tạo hệ truyền động đơn giản giúp chiếc xe nhẹ hơn, bộ pin đặt dưới gầm làm hạ thấp trọng tâm xe, gia tăng độ bám đường trong mọi tình huống.
Ngoài ưu điểm trong vận hành, những chiếc xe điện như VinFast VF e34 còn đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó, loại phương tiện này còn giúp người dùng tiết kiệm trung bình 25-30% chi phí bảo dưỡng so với ô tô xăng, dầu, đồng thời không phải lo lắng đến chi phí thay thế pin ngoài ý muốn nhờ chính sách cho thuê pin độc đáo của VinFast.
“VinFast đặt tương lai vào động cơ điện là hướng đi đúng đắn ở thời điểm này. Ngành công nghiệp ô tô điện đã đạt đến độ chín nhất định khi công nghệ pin và sạc nhanh đang ở ngưỡng phù hợp để ứng dụng thực tế, và còn phát triển xa hơn trong tương lai. Đây là một trong những phương tiện cốt lõi góp phần hình thành các đô thị xanh ở Việt Nam trong tương lai”, chuyên gia Tuấn Hùng khẳng định.
PV