Gần 1,4 triệu xe Honda trên toàn cầu dính lỗi bơm xăng

Google News

(Kiến Thức) - Honda vừa thông báo về việc triệu hồi gần 1,4 triệu xe thuộc các dòng Honda Accord, Civic Hatchback, Civic Type R, HR-V và một số mẫu Acura trên toàn cầu. Nguyên nhân đến từ lỗi bơm nhiên liệu, có thể liên quan đến nhà cung cấp Denso.

 
Hãng xe Nhật sẽ triệu hồi tổng cộng 1,4 triệu xe trên toàn cầu, trong đó có 136.057 xe tại thị trường Mỹ. Các xe Honda dính lỗi triệu hồi bao gồm: Honda Accord, Civic Hatchback, Civic Type R, HR-V đời 2018 đến 2019; Honda Fit 2019; Honda Inssight 2019-2020; Acura RDX, RLX, RLX Sport Hybrid 2019; NSX 2018-2019
Trước đó, hồi tháng 2/2020, Honda cũng đã công bố triệu hồi 437.032 xe tại Bắc Mỹ. Danh sách bao gồm Acura MDX 2016-2018, Acura TLX 2015-2019 và Honda Accord 2015-2017.
Gan 1,4 trieu xe Honda tren toan cau dinh loi bom xang
Hãng xe Nhật sẽ triệu hồi tổng cộng 1,4 triệu xe trên toàn cầu, trong đó có 136.057 xe tại thị trường Mỹ.  
Những mẫu xe Honda lỗi bơm nhiên liệu sẽ nổi đèn báo lỗi và các thông tin cảnh báo trên bảng táp lô, động cơ bị rung giật, không khởi động được hoặc xe bị chết máy khi đang chạy ở tốc độ thấp. Trong một vài trường hợp đặc biệt, xe có thể bị chết máy khi đang chạy ở tốc độ cao, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Nguyên nhân đến từ việc cánh bơm bằng nhựa bên trong cụm bơm xăng của Denso bị phồng trong quá trình vận hành. Điều này dẫn tới cánh bơm này có thể bị biến dạng nhất định do tác dụng của xăng. Cánh bơm bị biến dạng có thể va chạm với thân bơm, khiến bơm không hoạt động.
Việc này làm tăng nguy cơ tai nạn cho người sử dụng xe, đặc biệt là trong các trường hợp lái xe với tốc độ cao hoặc trên đường cao tốc, các khu vực nhiều người qua lại; xe chết máy đột ngột sẽ gây khó khăn cho việc điều khiển xe cũng như làm mất hiệu quả của hệ thống phanh.
Gan 1,4 trieu xe Honda tren toan cau dinh loi bom xang-Hinh-2
Tuy không đề cập đến trong thông cáo báo chí nhưng lỗi bơm xăng này có thể đến từ nhà cung cấp bơm nhiên liệu là Denso. 
Honda cho biết hiện chưa ghi nhận bất kỳ báo cáo thương vong nào liên quan đến lỗi bơm nhiên liệu trên. Hãng xe Nhật sẽ bắt đầu thông báo và sửa chữa lỗi bơm này miễn phí cho khách hàng. Ngoài ra, họ cũng khuyến khích khách hàng tự kiểm tra số VIN xe của mình trên website Honda và Acura.
Tuy không đề cập đến trong thông cáo báo chí nhưng lỗi bơm xăng này có thể đến từ nhà cung cấp bơm nhiên liệu là Denso. Đây cũng là nhà cung cấp bơm nhiên liệu cho nhiều hãng xe như Toyota, Mazda, Mitsusbishi, Subaru hay Ford.
Đợt triệu hồi liên quan đến lỗi bơm xăng này khá giống với kịch bản triệu hồi đợt túi khí Takata. Nó diễn ra với số lượng lớn, tần suất dồn dập và mang tính hệ thống.
Với mức độ phổ biến của nhà cung cấp Denso, ngành ôtô sắp đối mặt với một cuộc triệu hồi quy mô toàn cầu là việc hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Gan 1,4 trieu xe Honda tren toan cau dinh loi bom xang-Hinh-3
Đợt triệu hồi liên quan đến lỗi bơm xăng này khá giống với kịch bản triệu hồi đợt túi khí Takata. 
Một số đợt triệu hồi liên quan đến lỗi bơm xăng/ bơm nhiên liệu thời gian gần đây gồm:
Hồi tháng 1/2020, Toyota công bố đợt triệu hồi 700.000 xe Toyota và Lexus sản xuất từ 2018-2019 vì lỗi bơm nhiên liệu tại Mỹ. Đến tháng 3/2020 thì quy mô triệu hồi mở rộng lên con số gần 2 triệu chiếc. Trong đó có 1,8 triệu chiếc tại Mỹ và 158.000 chiếc tại Canada.
Tháng 4/2020, Subaru cũng phải triệu hồi 188.207 xe liên quan đến lỗi bơm nhiên liệu tại Bắc Mỹ. Những xe bị ảnh hưởng gồm Impreza, Outback, Legacy và Ascent sản xuất năm 2019.
Mitsubishi cũng từng triệu hồi Xpander tại Việt Nam và Philippines phải triệu hồi xe để thay thế cụm bơm xăng, nhưng Mitsubishi không tiết lộ nhà cung cấp.
Tại thị trường Việt Nam, Toyota cũng thông báo đợt triệu hồi hơn 33.000 xe nhập khẩu lẫn lắp ráp có dính lỗi bơm nhiên liệu. Theo mô tả nhà sản xuất thì lỗi này tương tự như lỗi của các đợt triệu hồi vừa kể trên, cũng đến từ Denso.
Trước đó, do lỗi bơm trên túi khí mà Takata đã ảnh hưởng đến hầu hết hãng xe lớn trên thế giới, từ Anh, Đức, Mỹ đến Nhật, Hàn. Quy mô và thiệt hại quá lớn từ các đợt triệu hồi thậm chí đã khiến hãng này phá sản.
Thảo Nguyễn