Video: Cho mượn xe bị phạt nguội, chủ xe phải làm gì?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô nếu giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông về độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe,…sẽ phải chịu mức phạt hành chính như sau: Từ 4-6 triệu đồng đối với chủ xe là cá nhân; Từ 8-12 triệu đồng đối với chủ xe tổ chức.
|
Chủ xe nếu giao ôtô hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông về độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe,…sẽ phải chịu mức phạt hành chính. |
Trường hợp người mượn xe không đủ điều kiện tham gia giao thông nếu gây tai nạn phải xử lý hình sự, chủ xe cũng sẽ bị liên đới. Cụ thể, phải chịu mức phạt hành chính từ 3-30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm, theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự.
Thậm chí, bị phạt tù lên tới 12 năm nếu hành vi gây tai nạn để lại hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
|
Trường hợp người mượn xe không đủ điều kiện tham gia giao thông nếu gây tai nạn phải xử lý hình sự, chủ xe cũng sẽ bị liên đới.
|
Trường hợp chủ ôtô cho mượn giao xe cho người đủ điều kiện tham gia giao thông mà người này vi phạm giao thông, chủ phương tiện sẽ không bị xử phạt hành chính. Song, nếu chiếc xe vi phạm bị tạm giữ thì cả chủ sở hữu và người vi phạm đều phải đến cơ quan chức năng để thực hiện các thủ tục giải quyết. Cá biệt hơn, chiếc xe bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra thì phải khi mọi thủ tục tố tụng được giải quyết, nếu phương tiện không liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì chủ xe mới được nhận lại tài sản.
Do đó, kinh nghiệm lái xe từ các bác tài cho biết, dù cả nể tới đâu cũng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi giao chiếc ôtô của mình cho người khác điều khiển. Bởi, đây là một tài sản không hề nhỏ, đồng thời cũng là nguồn cơn gây ra những nguy hiểm cao độ nếu xảy ra va chạm hoặc tai nạn trong quá trình sử dụng.
Thảo Nguyễn