Khi khởi động xe sẽ có nhiều chiếc đèn cảnh báo được bật sáng. Điều này là bình thường và các đèn sẽ tắt ngay khi bạn khởi động máy được vài giây. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi chiếc đèn này lại bật sáng trong khi xe đang nổ máy như đã đề cập ở trên. Trao đổi về sự cố này, chuyên gia kỹ thuật tại Dạy nghề sửa chữa ô tô Hà Nội cho biết đây là tình huống mà rất nhiều lái xe gặp phải.
Nguyên nhân
Như vậy đèn cảnh báo đó cũng nói lên rằng xe của bạn đang gặp sự cố ở một trong những bộ phận sau:
- Máy phát điện không làm việc: điều này có thể do dây cua-roa dẫn động máy phát bị trùng hay đứt. Nếu dây cua-roa dẫn động vẫn bình thường thì có thể là dây điện kích từ nằm sau máy phát điện bị lỏng hoặc đứt hoặc tệ hơn là máy phát bị hỏng.
- Đường dây đấu giữa ắc quy và máy phát bị đứt: dây dẫn này khá to, chắc chắn và có thể bền với tuổi thọ của xe. Xong nhiều trường hợp nguồn bị đứt do chuột cắn trong quá trình lưu xe hoặc đơn giản là điểm tiếp xúc đầu cực bị lỏng.
- Ắc quy bị chai hoặc hỏng: ắc quy sử dụng quá lâu hoặc không được kiểm tra bảo dưỡng nên bị hỏng là chuyện thường tình.
Ngay khi nhận thấy sự xuất hiện của đèn cảnh báo trên trong khi vận hành xe, lái xe cần thực hiện các thao tác sau:
- Vẫn cho xe hoạt động bình thường, nhưng tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết như các loại đèn, hệ thống âm thanh, hệ thống điều hòa nhiệt độ... nhằm hạn chế việc tiêu thụ điện ắc quy và đưa ngay xe đến trung tâm sửa chữa để xử lý.
- Trong trường hợp ở xa mà không thể về đến trung tâm dịch vụ uy tín của riêng bạn thì giải pháp khắc phục tạm thời là mang xe đến xưởng dịch vụ gần nhất, tắt máy, tháo ắc quy ra sạc đầy, lắp vào rồi mang xe về xưởng của bạn. Ngay sau khi thực hiện động tác tháo, lắp ắc quy có thể một vài hệ thống trên một số dòng xe cao cấp sẽ báo lỗi nhưng chưa đến mức nguy hiểm.
Điều tối kỵ mà đã có lái xe mắc phải là tháo ắc quy trong lúc xe đang nổ. Hậu quả là nhiều hệ thống trên xe bị tê liệt, thậm chí chết hẳn. Việc khắc phục mất rất nhiều thời gian và chi phí vô cùng tốn kém.
Những nguyên nhân khiến ắc-quy nhanh hết điện và hỏng
Đối với một chiếc ô tô cao cấp có hệ thống điện còn nguyên bản và hoạt động bình thường, việc tắt hẳn máy không có nghĩa là xe không còn tiêu thụ điện năng. Trong quá trình xe “ngủ”, hộp nhận lệnh điều khiển xe và thiết bị chống trộm vẫn ở trạng thái “sẵn sàng chiến đấu”. Cả hai hệ thống này chỉ tiêu tốn khoảng 70mAh và một chiếc bình ắc quy tốt có thể giúp xe ngủ được trong vài tháng.
Tuy nhiên, các chủ xe cũng cần lưu ý không nên để xe “ngủ quên” quá lâu khiến điện năng sụt xuống dưới ngưỡng để có thể khởi động xe.
Không thể có một cảnh báo chính thức cho một loại xe có thể niêm cất được bao nhiêu ngày thì ắc quy sẽ vẫn còn điện để hoạt động. Tuy nhiên người sử dụng có thể cứ sau 10-15 ngày hãy nổ máy xe khoảng 20 phút. Nếu để xe hàng tháng thì tốt nhất là tháo cực âm (-) của ắc-quy. Điều này sẽ làm chiếc ắc quy của bạn có tuổi thọ cao hơn.
Nhưng thực tế là có những lý do chủ quan cũng như khách quan khiến cho hệ thống điện cạn kiệt rất nhanh. Nguyên nhân có thể là:
- Cấu nối hệ thống điện một cách tùy tiện để lắp các thiết bị khác như lắp DVD, đầu đọc, loa... Đường dây và các đầu rắc không đảm bảo có thể gây đoản mạch, rò điện và tiêu tốn điện năng khi xe ở trạng thái ngủ .
- Bật đèn và các thiết bị điện trong xe khi không nổ máy. Đèn hay hệ thống âm thanh có thể “ngốn” sạch năng lượng của ắc quy chỉ trong vài tiếng đồng hồ và có thể không khởi động được động cơ. Hơn nữa, việc để ắc quy hết điện rồi mới câu lại cho máy nổ để sạc lại thì sẽ làm cho ắc quy nhanh hỏng hơn.
- Xe bị ngập nước, các đường dây hay rắc cắm bị chập không những làm nguồn điện bị cạn kiệt mà còn làm tê liệt nhiều bộ phận của xe.
- Khởi động hay tắt máy liên tục nhiều lần: việc tắt máy khi dừng lại trước đèn đỏ (trên 40 giây) trong thành phố sẽ tiết kiệm xăng ở một chừng mực nào đó, nhưng lại không có lợi cho tuổi thọ của ắc quy.
Theo Lê Huy/Pháp luật TPHCM