Vì sao TT Putin không “đánh mạnh” quân ly khai Ukraine?

Google News

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, lực lượng ly khai miền đông Ukraine là thế lực cuối cùng để Nga "vớt vát" ảnh hưởng ở nước láng giềng.

Giữ Ukraine xa khỏi tầm tay của NATO
Cuộc đụng độ kéo dài hàng tháng trời ở Ukraine đã trở nên nghiêm trọng hồi tuần trước sau khi máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 bị bắn hạ ở vùng do phe ly khai kiểm soát, làm toàn bộ 298 người trên khoang máy bay tử nạn.
Các quan chức Mỹ cáo buộc, các phần tử biểu tình có tư tưởng ủng hộ gia nhập Nga đứng đằng sau vụ này. Những cáo buộc này liên tục được lặp đi lặp lại và khuếch đại bằng phương tiện truyền thông phương Tây và chính quyền Kiev. Trong một nỗ lực rõ ràng để xoa dịu thảm kịch MH17, ông Putin đã có bài phát biểu chính thức về vấn đề này trên truyền hình, được phát sóng vào tối ngày 19/7, đúng giờ vàng tại Mỹ. Tuy nhiên, trong lần xuất hiện này, ông Putin từ chối đứng về phương Tây để rồi đổ lỗi cho phe ly khai, cắt ngắn bài phát biểu của mình để ám chỉ tới những cáo buộc mơ hồ chống lại Kiev.
Mục tiêu chiến lược của ông Putin đó là giữ Ukraine tránh xa khỏi EU và quan trọng hơn là NATO, chuyên viên Alexei Makarkin tới từ Trung tâm công nghệ chính trị tại Moscow cho hay.
Một tự vệ có vũ trang đứng canh giữ khu vực hiện trường vụ máy bay MH17 rơi.
“Cuộc chơi lớn” về Ukraine giữa Nga và phương Tây đã kéo dài ít nhất trong một thập kỉ qua, bắt đầu với cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004, ngăn trở một ứng viên tổng thống thân Nga lên nắm quyền ở Kiev.
“Nga đã mất hầu hết ảnh hưởng chính trị của mình ở Ukraine bằng cuộc cách mạng đầu năm 2014”, ông Makarkin nói.
Nhà phân tích cho hay, lựa chọn duy nhất đối với Nga đó chính là khiến Ukraine ngày một bất ổn. Và một cuộc nổi dậy đang sôi sục là điều cần làm. Tuy nhiên, kê hoạch để duy trì một cuộc xung đột ở mức độ thấp miền đông Ukraine trở thành không khả thi với vụ máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ, ông Shelin nói.
Cuộc đấu tranh chống lại “lực lượng xấu”
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng Ukraine đã giúp ông Putin nâng cao sự tín nhiệm trong lòng dân chúng với tỷ lệ 86% sau sự kiện sáp nhập Crimea hồi tháng 3.
Vào năm 2008, ông Putin nhận được sự ủng hộ với tỷ lệ tín nhiệm ở mức cao kỷ lục, 88% sau chiến thắng nhanh chóng ở Gruzia, một nước cộng hòa cũ thời Liên Xô.
Hầu hết người Nga đều nhìn nhận những người biểu tình ly khai Ukraine là những anh hùng đang đấu tranh vì cái ác (tức chống lại giới lãnh đạo ở Kiev). Ông Lipman tới từ Trung tâm nghiên cứu Carnegie ở Moscow cho hay.
Tình cảm chống Nga cũng được chia sẻ một phần bởi một số lượng các quân nhân Nga hay trong lực lượng an ninh nước này. Mặc dù họ không nói điều này công khai, nhưng tất cả các chuyên gia được hỏi trong lần này đều đưa ra quan điểm như vậy.
“Với những khó khăn kinh tế hiện nay, nếu công chúng Nga nghĩ rằng họ đã bị đánh bại ở Nga, tỷ lệ tín nhiệm sẽ giảm mạnh”, ông Makarkin nói. Hiện nay, nền kinh tế Nga đang ở giai đoạn suy thoái trong nhiều năm qua, do vậy điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình phát triển của nước này.
Áp lực từ phe đối lập trong bản thân nước Nga
Việc từ bỏ các cuộc nổi dậy cũng có thể là đòn tiếp sức cho tư tưởng đối lập chính trị nội bộ ở Nga, các chuyên gia cho hay. Điển hình, nước này đã chứng kiến các cuộc biểu tình chống ông Putin từ năm 2011-2013 với sự đề cao nền dân chủ tự do và tư tưởng thân phương Tây. Vì vậy, vô hình chung, đó không khác mấy so với hai cuộc cách mạng ở Ukraine gần đây.
Cả bà Lipman và ông Shelin đều thú nhận rằng, phe đối lập của Nga đều bị tê liệt bởi một cuộc đàn áp chính phủ. Tuy nhiên, mối nguy khác đó là các công dân, đặc biệt là các tình nguyện viên cực đoan đang cố gắng thâm nhập vào Nga để cùng chiến đấu các phần tử đòi ly khai nước này và những người sẽ bị lật đổ nếu như ông Putin thẳng thừng trừng phạt họ.
Vấn đề đối với điện Kremlin đó là các đòn đáp trả công chúng trong nước có thể mang lại một phản ứng quốc tế dữ dội, ông Shelin nói.
 "Hiện giờ, chưa có giải pháp thỏa đáng nào để ông Putin có thể kết thúc sự việc ở Ukraine, xoa dịu dân chúng Nga mà vẫn giữ được thể diện của mình", chuyên gia Makarkin cho hay.
Mặc dù sự dính líu trực tiếp của Nga trong vụ bắn rơi máy bay MH17 vẫn chưa được chứng minh, nhưng vụ tai nạn này được so sánh với vụ đánh bom một máy bay chở khách của Mỹ hồi năm 1988 ở Lockerbie, Scotland do chính phủ Libya dàn dựng. Vụ việc khiến hình ảnh toàn cầu của chính quyền Libya tuột dốc, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt.
“Có vẻ không có giải pháp nào hợp lý để vừa kết thúc sự thù địch ở Ukraine, xoa dịu công chúng Nga mà vẫn cho phép ông Putin giữ gìn thể diện của mình”, ông Makarkin nói.
Ông này tiếp lời rằng: “Hai lựa chọn đó là từ bỏ hậu thuẫn quân ly khai Ukraine hoặc thù địch phương Tây đều là thảm họa đối với điện Kremlin. Ông Putin cần một hành động bất ngờ để thoát ra khỏi điều này. Trước đây, ông ấy đã làm điều đó, nhưng tình hình chưa bao giờ căng như hiện giờ”.
Thanh Nga (theo MT)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

echngoidaygieng -

y kien
quá hay quá sâu sát đúng với một nhà báo chân chính , chứng thực người châu âu không thù hận gì người nga mà họ cũng muốn người nga cũng bình đẳng như họ muốn như thế người nga sẽ phải tự quyết định cho mình bạn cứ thử hình dung một nước nga tách biết khỏi châu âu...

Hiển thị thêm bình luận