Thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi tự do và khiến cho nhiều nhà đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) đua nhau tháo chạy, nhưng chạy không kịp.
Đến cuối ngày 3/7, chỉ số Shanghai Composite (SSEC) mất 1.481,99 điểm, giảm gần 29% so với đỉnh cao gần đây (5166,35 điểm vào ngày 12/6) và các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị bốc hơi 2.800 tỷ USD, gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.
Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đà sụt giảm nghiêm trọng bất chấp các biện pháp can thiệp của chính phủ.
Chỉ số Shanghai Composite (SSEC) tụt 3,17% xuống còn 3.377,25 điểm, trong khi chỉ số chứng khoán Thâm Quyến cũng giảm 0,74% xuống còn 1.870,54 điểm.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã ban bố nhiều biện pháp can thiệp để giải cứu thị trường chứng khoán nhưng tất cả đều vô hiệu.
|
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc bị "bốc hơi" 2.800 tỷ USD, gấp 10 lần GDP hàng năm của Hy Lạp.
|
Về
nguyên nhân thị trường chứng khoán Trung Quốc “rơi tự do” có khá nhiều giả thuyết khác nhau.
Thứ nhất có giả thiết nói rằng sự thăng trầm của thị trường chứng khoán có liên quan mật thiết đến tên của các vị Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC).
Chủ tịch CSRC có nhiệm kỳ gần một thập kỷ ( 5/2002-10/2011) có tên là Shang Fulin, đồng nghĩa với “tăng trưởng bằng không”. Vị Chủ tịch CSRC kế nhiệm ông Shang Fulin có tên Guo Shuqing, đồng nghĩa với việc “mất đi tất cả những gì bạn có”. Khủng khiếp hơn người kế nhiệm ông Guo Shuqing có tên là Xiao Gang lại đồng nghĩa với “cắt đi tất cả”.
Có một điều rõ ràng là những người bị “mất của” trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong ba tuần qua đã đổ lỗi cho đương kim Chủ tịch CSRC Xiao Gang về tình trạng “rơi tự do” hiện nay. Họ phát hiện ra rằng ông Xiao Gang học dốt về toán học.
|
Chủ tịch CSRC Xiao Gang bị phát hiện học dốt môn toán. |
Trong một cuộc phỏng vấn với bà Wu Xiaoli của Phoenix TV tại Hong Kong ngày 17/3/2012, ông Xiao Gang thú nhận rằng giỏi về môn văn, nhưng lại kém về môn toán trong kỳ thi vào đại học. Tất nhiên, việc ổn định thị trường chứng khoán không chỉ đơn giản là một vấn đề toán học. Người đoạt giải Nobel toán học không nhất thiết làm tốt hơn những gì mà ông Xiao Gang đã làm để ngăn chặn đà “rơi tự do” của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Một số giả thiết đổ lỗi cho các nhà đầu cơ nước ngoài . Các giả thiết này đổ riệt cho các ngân hàng quốc tế lớn và các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ tâm triệt hạ chứng khoán Trung Quốc.
Thật thú vị, Global Times - một phụ trương của Nhân dân Nhật báo vốn có thiên hướng tìm kiếm những hành động xấu xa của các thế lực bên ngoài chống Trung Quốc – lại xua tan những tin đồn bằng cách nói rằng "vốn nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trường chứng khoán Trung Quốc" và "không có việc nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu trên thị trường”.
Rõ ràng, sự biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trở thành một vấn đề chính trị , nhưng sự can thiệp chính trị lại chưa có hiệu quả.
Có khả năng, ban lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ tìm cách đưa ra các biện pháp thúc đẩy niềm tin trong thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nhưng sự can thiệp này rất có thể phản tác dụng, nếu họ không xử lý tốt vấn đề.
Minh Châu (Theo The Diplomat)