Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục đích của việc Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông và hướng sự tập trung vào sáng kiến kinh tế do Bắc Kinh khởi xướng.
Giớiphân tích nhận định rằng Bắc Kinh đã vận dụng chiến thuật mới trong Đối thoại Shangri-La được tổ chức tháng trước ở Singapore. Đại diện phái đoàn Trung Quốc trình bày trước toàn thể những quan chức, học giả trên toàn thế giới về những triển vọng của các dự án kinh tế, thay vì trực tiếp trả lời các câu hỏi về chủ đề chính ở sự kiện đó là vấn đề tranh chấp Biển Đông. “Trung Quốc đề xuất sáng kiến "Một vành đai, một con đường" và đang trong quá trình thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Theo Đô đốc Tôn Kiến Quốc, tất cả dự án đó sẽ mang lại "lợi ích thiết thực cho các nước trong khu vực”.
|
Đại diện phái đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc tại Shangri-La 2015.
|
Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc, cũng lặp lại quan điểm tương tự trong chuyến thăm Washington tuần trước. Ông Phạm Trường Long kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tránh làm gia tăng căng thẳng quanh vấn đề Biển Đông, thay vào đó nên “hướng tầm nhìn về tương lai bằng cách tập trung tới các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng hơn”.
Một học giả chuyên về quan hệ đối ngoại chia sẻ tại các diễn đàn an ninh quốc tế nhiều năm trước, Trung Quốc trong tư thế luôn sẵn sàng ứng phó với những chỉ trích từ các nước quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, giờ đây Bắc Kinh hiểu rằng những diễn đàn an ninh lớn như Shangri-La là cơ hội lý tưởng để thúc đẩy các sáng kiến mới như chiến lược "Một vành đai,một con đường hay AIIB”.
|
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc Phạm Trường Long đến thăm Lầu Năm Góc.
|
Trong khi đó, Giáo sư Wang Yiwei, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói rằng, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” không chỉ là một mục tiêu ngoại giao mà còn là một
sáng kiến kinh tế.
“Trung Quốc sẵn sàng (thúc đấy những sáng kiến này) bởi vì đó là cơ hội để tìm kiếm các thị trường nước ngoài phục vụ giúp phát triển hơn sau khi nền kinh tế mở cửa và gặt hái những thành tựu đáng nể trong hơn ba thập kỷ”, Giáo sư Wang nói.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Rajeev Ranjan Chaturvedy làm việc tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết do thiếu sự tin tưởng về mặt chính trị giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng nên các sáng kiến kinh tế đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu thực hiện.
Thanh Nga (SCMP)