Vì sao người Hồng Kông biểu tình?
Một trong những vấn đề nổi lên từ những cuộc biểu tình này đó chính là sự bất mãn về kinh tế giữa những người dân Hông Kông. “Sự bất mãn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, môt trong số đó là sự làn sóng du khách tới từ đại lục. Nhiều người biểu tình nói rằng, những người này đã khiến cho cuộc sống của người Hông Kông lâm vào cảnh tồi tệ”, ông Dong viết.
|
Người dân Hong Kong tràn ra đường biểu tình.
|
“Bên cạnh đó, sự lấn áp của thị trường bất động sản bởi các nhà đầu tư bất động sản đại lục tràn sang đã đẩy giá nhà tăng cao, khiến giấc mơ về một căn hộ của các gia đình thu nhập trung bình ở Hồng Kông ngày càng ngoài tầm tay của họ. Sự lấn áp của các học viên đại lục ở những trường đại học Hồng Kông cũng là một nguồn căng thẳng khi nhu cầu giáo dục đại học đã vượt xa nguồn cung có sẵn ở Hông Kông”, ông Dong viết tiếp.
Nhiều người biểu tình không nghĩ họ muốn chính quyền thay đổi nhiều về mặt chính trị, “điều họ cần là một sự quan tâm nhiều hơn về các vấn đề kinh tế từ phía giới chức”, chuyên gia Alaistair Chan tới từ trung tâm Moodys bày tỏ quan điểm của mình.
Khả năng quân đội Trung Quốc (PLA) can thiệp
Ngay cả khi biểu tình có dấu hiệu giảm nhiệt, vẫn có mối bận tâm rằng, Quân đội Trung Quốc có thể được triển khai tới Hong Kong để duy trì hòa bình.
Ông Bill Bishop, tác giả cuốn sách nổi tiếng Sinocism, cho tạp chí Business Insider biết, ông cho rằng sự can thiệp của PLA“sẽ gây ra hậu quả đáng kể ở Đài Loan và sẽ phá hỏng môi trường kinh doanh cũng như niềm tin của các nhà đầu tư ở Hong Kong”.
|
Xe bọc thép cùng các phương tiện chiến đấu của quân đội Trung Quốc tập kết chuẩn bị cho cuộc tập trận chung Sứ mệnh hòa bình năm 2013 trên lãnh thổ Nga.
|
Nhiều chuyên gia nghi ngại, không có vẻ rằng PLA sẽ tiến hành động thái này ngay lúc này. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa, Bắc Kinh chưa hề nghĩ tới phương án trên.
“Bắc Kinh nhận thức sâu sắc rằng, nếu Hồng Kông hoàn toàn dân chủ thì các vùng/lãnh thổ khác nằm dưới quyền quản lý của họ sẽ vùng lên để đòi điều như vậy”, Giáo sư Arthur Dong thuộc Đại học Georgetown trả lời Business Insider trong một bức thư điện tử.
“Nếu chỉ riêng trường hợp ở Hồng Kông, họ (tức giới chức Bắc Kinh) sẽ dễ dàng giải quyết. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lo lắng về một tác động quy mô lớn của một vùng lãnh thổ tự do. Tình hình nếu càng xấu đi, tôi sẽ không loại trừ khả năng PLA sẽ tới Hồng Kông”, ông Dong viết.
Những người biểu tình ở Hồng Kông đã xuống đường biểu tình vào ngày 1/7 để đòi quyền tự bầu các lãnh đạo ở Đặc khu Hành chính này. Diễn biến này xảy ra sau khi một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức do nhóm ủng hộ dân chủ mang tên Occupy Central tổ chức với sự tham gia của 800.000 cư dân Hông Kông. Theo dó, cuộc trưng cầu này nhằm tạo môi trường dân chủ hơn cho cuộc bầu cử các lãnh đạo cấp cao ở Hong Kong vào năm 2017.
Chẳng những vậy, họ còn rải 14.500 tờ rơi trước của Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước ở Hồng Kông vào hồi tháng 6 với nội dung tuyên truyền rằng, “có rất nhiều quan điểm sai lầm đang lan tràn ở Hong Kong”.
Cuộc biểu tình ngày 1/7 không phải là trường hợp hiếm ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Tuy nhiên, đây lại là sự kiện thu hút đông đảo người tham dự nhất với khoảng 510.000 người (theo các nhà tổ chức cung cấp).
Thanh Nga (theo BI)