Trước khả năng hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình việc phản đối sự can thiệp của Bắc Kinh trong các vấn đề của thành phố, các kênh thông tin của Chính phủ Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo các cuộc biểu tình là một ý tưởng tồi.
Hằng năm, vào dịp kỉ niệm Hồng Kông quay về với Trung Quốc đều có rất nhiều người Hồng Kông đi biểu tình phản đối những gì họ cho là sự kiểm soát nặng nề của chính quyền Trung Quốc.
|
Người Hồng Kông biểu tình. |
Hồng Kông được quản lý theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc; Hồng Kông có mức độ tự chủ cao trong hệ thống chính quyền, có hệ thống tư pháp và pháp lý riêng nhưng chịu sự "phê duyệt" của Bắc Kinh.
Người biểu tình Hồng Kông hi vọng rằng cuộc diễu hành lần này đem đến những thay đổi đáng kể. Cuộc tuần hành diễn ra sau khi một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách dân chủ đã có lượng người tham gia cao bất thường, gần 800.000 người, nhưng lại bị Bắc Kinh tuyên bố là “phi pháp”. Con số này chiếm khoảng 22% trong tổng số 3,5 triệu cử tri đăng ký tại Hồng Kông.
Cũng như các cuộc diễu hành trước được bắt đầu ở công viên Victoria và kết thúc ở khu trung tâm kinh tế, năm nay những người biểu tình sẽ “ngồi lại” qua đêm sau khi cuộc diễu hành kết thúc. Liên đoàn sinh viên sẽ cắm trại qua đêm trên đại lộ Chater, trung tâm kinh tế của thành phố, cũng như bên ngoài các văn phòng chính phủ của thành phố Hồng Kông đến sáng 2/7.
Phản ứng của Chính phủ Trung Quốc.
Văn phòng đại diện của chính phủ Trung Quốc ở Hồng Kông và Macao nhấn mạnh vào hôm 30/6 rằng việc trưng cầu dân ý là “bất hợp pháp và không hợp lệ”.
Ngày 1/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung công bố lời cảnh báo rằng các hoạt động như trưng cầu dân ý, cũng như các cuộc biểu tình sắp tới, đang làm chia rẽ xã hội Hồng Kông.
Bài viết kêu gọi người dân Hồng Kông hãy cẩn thận với những lời kêu gọi của phe đối lập cấp tiến.
Một phát ngôn khác của nhà nước, tờ Trung Hoa Nhật báo bằng tiếng Anh, chỉ ra trong một bài báo rằng các lực lượng chính trị kêu gọi quyền tự chủ ở Hồng Kông đang phớt lờ thực trang kinh tế của đặc khu hành chính này.
“Nếu không có đại lục, (Hồng Kông) sẽ chỉ còn lại một nửa sản lượng thương mại, một phần tư vốn đầu tư nước ngoài và lượng du khách, chưa đề cập đến một phần mười nguồn cung cấp thực phẩm và nước sạch của Hồng Kông”, bài báo nói.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn kết quả trưng cầu dân ý từ 1.434 người trong các thành phố lớn ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải cho biết 77% số người được hỏi trả lời rằng tương lai của Hồng Kông sẽ phải được quyết định bởi toàn thể người dân Trung Quốc và 82% người được hỏi trả lời rằng họ sẽ ủng hộ chính phủ Trung Quốc đưa ra những động thái mạnh mẽ để duy trì ổn định những cuộc bạo loạn có thể sẽ xuất hiện ở Hồng Kông.
Cộng đồng mạng Trung Quốc phản ứng đa chiều
Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc, cho thấy sự đa dạng hơn về ý kiến đối với các hoạt động ủng hộ chế độ dân chủ gần đây của Hồng Kông, với những người trong đất liền, với những vị trị khác nhau, từ những sự đồng ý tới những sự chỉ trích gay gắt đối với khát vọng chính trị của Hồng Kông.
“Người Hồng Kông biết lợi ích của họ như thế nào và không cần sự tốt bụng giả mạo của Thời báo Hoàn Cầu”, một người dùng với nick name ldldd000 nói.
“Hồng Kông hãy đứng lên!” Quan điểm được lặp lại bởi một người dùng với nick name Pianyezhiqiu – người đã đăng lên trang cá nhân của mình rằng: "Người dân Hồng Kông có những lý tưởng chính trị riêng. Họ không phải là những con rối chỉ đuổi theo những lợi ích cá nhân”.
Tuy nhiên, không phải tất cả cư dân mạng đều đồng tình với các thử nghiệm chính trị của chính quyền Hồng Kông. “Những việc như trưng cầu dân ý, chiếm các khu trung tâm, và những hành vi như vậy là chống lại luật pháp cơ bản, và do đó, các hành vi đó là không hợp lệ và bất hợp pháp”, người dùng có nick name là htkg2011 nhận định.
Người dùng Mingweizhe thì lại hơi lãnh đạm một chút: “Hãy kệ họ. Hãy để người Hồng Kông từ lo liệu lấy việc của họ”.
Nguyễn Trung