Hình ảnh vệ tinh gần đây của Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa cho thấy qui mô xây dựng khổng lồ của Trung Quốc trên rạn san hô này, trong đó có một tổ hợp các tòa nhà với kích thước khổng lồ không thua kém Lầu Năm Góc.
|
Tổ hợp các tòa nhà mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập lớn không kém Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington.
|
Tổ hợp này nằm giữa Đá Chữ Thập, một “đảo nhân tạo” trái phép cách bờ biển Trung Quốc lục địa hàng nghìn cây số. Diện tích nền móng của tổ hợp nhà này vào khoảng 61.000 m2 (không kể những công trình lân cận đang được xây dựng). Nếu kể cả các công trình phụ trợ, diện tích của tổ hợp này lớn
không kém Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington có diện tích nền 116.000 m2.
Nhiều thiết bị hiện đại đã được lắp đặt trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập, trong đó có một ăng-ten hình cầu và một tháp radar cực lớn.
|
Đường băng chính trên Đá Chữ Thập rộng 60m và dài 3,125m đã hoàn tất.
|
Tất cả các công trình phụ trợ của đường băng chính đã được hoàn thành và đường băng này rộng tới 60 mét, với chiều dài hiện tại khoảng 3.125 mét.
Một dải tối mới xuất hiện trong hình ảnh chụp vào tháng 9/2015, song song với đường băng chính. Một số nhà phân tích nói đó là đường băng bổ sung, nhưng theo Giáo sư David J. Rogers nhiều khả năng đó là vùng đệm nông nghiệp.
|
Một khu vực canh tác có thể "giúp ổn định phần đất hướng ra biển của đường băng chính, giúp làm giảm sự xói mòn do các cơn bão gây ra”. |
Giáo sư David J. Rogers làm việc cho Chương trình địa chất kỹ thuật tại Đại học Khoa học Công nghệ Missouri, một chuyên gia về các căn cứ quân sự trong khu vực Thái Bình Dương.
Giáo sư Rogers, vốn là cựu sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ, cho biết rằng một khu vực canh tác có thể "giúp ổn định phần đất hướng ra biển của đường băng chính, giúp làm giảm sự xói mòn do các cơn bão gây ra”.
Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn là ba căn cứ quân sự lớn nhất của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa. Đó là chưa kể bốn căn cứ khác là Đá Châu Viên, Đá Tư Nghĩa, Đá Gaven và Đá Gạc Ma. Bốn căn cứ này đã được trang bị các tháp radar hiện đại, theo dõi và dẫn đường cho các loại vũ khí, các ụ súng và các thiết bị liên lạc vệ tinh.
|
Trên Đá Châu Viên có một “trang trại ăng-ten” giống như hệ thống ăng-ten Jindalee của Australia và có tầm bao quát lên tới 3.000 km. |
Trên Đá Châu Viên có một “trang trại ăng-ten” giống như hệ thống ăng-ten Jindalee của Australia và có tầm bao quát lên tới 3.000 km. Hệ thống radar trên Đá Châu Viên có thể phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D. Nó có khả năng dẫn đường cho các tên lửa đánh trúng mục tiêu trên biển, trong trường hợp hệ thống dẫn hướng bằng vệ tinh bị vô hiệu hóa.
Ngoài ra, các căn cứ mới của Trung Quốc tại Đá Châu Viên, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma đều có một trung tâm thông tin cao từ 8 đến 10 tầng và các ụ súng như các ụ pháo phòng không của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
|
Trên Đá Tư Nghĩa, Trung Quốc xây dựng các trung tâm liên lạc vệ tinh, các ụ súng như ụ pháo phòng không của Đức Quốc xã thời Thế Chiến II.
|
Có thể nói, Trung Quốc đang xây dựng một “Tập đoàn cứ điểm” ở quần đảo Trường Sa, với các tiền đồn liên kết bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Với ba đường băng dài trên 3.000 mét cùng các quân cảng nước sâu, căn cứ tàu ngầm, tham vọng của Trung Quốc là vô hiệu hóa sự kiềm tỏa của Mỹ và khống chế toàn bộ Biển Đông, thọc sâu vào trái tim Đông Nam Á.
Minh Châu (Theo The Diplomat)