Tổng thống Ukraine làm được gì qua 100 ngày? (kỳ cuối)

Google News

(Kiến Thức) - Mặc dù không thực hiện được lời hứa giành lại hòa bình cho Donbas, ông Poroshenko có được điểm số cao nhất trong số các chính khách đang hoạt động.

Một thỏa thuận hòa bình “bắt buộc”
Trong buổi họp của Nhóm Tiếp xúc về vấn đề ổn định tình hình Ukraine tại Minsk vào ngày 5/9, chính quyền Kiev và lực lượng tự vệ Donbass nhất trí về thỏa thuận ngừng bắn, được thi hành vào lúc 19h (theo giờ Moscow) cùng ngày.
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, cả hai phe tiếp tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh này. Thomas Greminger, Đại sứ Thụy Sĩ tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), tuyên bố rằng, lệnh ngừng bắn “đuợc tuân thủ nghiêm ngặt”.
 Quân đội Ukraine ở miền đông.
Nhà phân tích chính trị Ukraine Kost Bondarenko nói: “ Đó là một quyết định bắt buộc. Tổng thống Poroshenko đơn giản là không có đường lùi. Ông Poroshenko có ý định ổn định về mặt ngoại giao cuộc khủng hoảng hiện tại ở miền đông. Nghị định thư Minsk khá không rõ ràng. Thế nhưng, nó lại là một phương án thay thế cho cuộc chiến với Nga. Nếu lệnh ngừng bắn được củng cố và mật độ những hành động quân sự giảm dần, đó sẽ là một thành công lớn”.
Rõ ràng tình trạng của Donbas hiện nay chính là sự ngăn cản những thỏa thuận. Giao thức được ký tại hội nghị ba bên cho thấy, trong những điều khác, Ukraine nên thông qua một đạo luật luật về việc trao quy chế đặc biệt cho khu vực Donbas và tiến hành bầu cử sớm để tìm ra người đứng đầu của các nước Cộng hòa Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR). Lãnh đạo lực lượng ly khai cũng tuyên bố chủ quyền tren hai khu vực Donetsk và Luhansk và không chấp nhận “tình trạng đặc biệt” chỉ dành cho những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát.
Mối quan hệ Nga-Ukrane bị ảnh hưởng về mọi mặt
Sau sự thay đổi quyền lực ở Ukraine, sự hòa giải trong mối quan hệ Nga- Ukraine đã ảnh hưởng đến vấn đề chính trị và kinh tế trên mọi cấp độ. Mối quan hệ song phương này trở nên trầm trọng hơn sau vụ sáp nhập Crimea vào Nga.
Kiev tiếp tục coi Crimea là một phần của lãnh thổ của họ và cáo buộc Moscow vi phạm sự toàn vẹn chủ quyền của nước này. Ngoài ra, chính quyền Ukraine liên tục cáo buộc Nga hỗ trợ vê mặt kĩ thuật và quân sự cho lực lượng ly khai. Vào cuối tháng 8, ông Poroshenko tuyên bố hủy bỏ chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ để triệu tập cuộc họp Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia (NSDC) vì sự “xấu đi trong tình hình ở Donetsk” khi cho rằng “quân đội Nga đã tiến vào Ukraine”.
Tổng thống Putin và Tổng thống Poroshenko "mặt lạnh" trong một sự kiện tổ chức ở Normandy hồi mùa hè 2014.
Những lời cáo buộc đó liên tục bị Nga chối bỏ. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, luôn phủ nhận tính xác thức trong danh sách các lực lượng Nga được cho là “kéo quân vào những khu vực có chiến sự” ở Ukraine và gọi đây là “câu chuyện giả mạo”.
Các chính trị gia Ukraine cho rằng để phục hồi mối quan hệ láng giềng với Nga cần phải mất nhiều năm. Tuy vậy, ông Poroshenko lại bị buộc phải thiết lập cuộc đối thoại với Nga để giải quyết căng thẳng gia tăng giữa Kiev và Moscow.
Theo ông Mykhailo Chechetov, phó chủ tịch Đảng các Khu vực Ukraine (PR) nói: “Chúng ta cần phục hồi bình thường mối quan hệ với Nga cả về thương mại và kinh tế. Tôi cho rằng Tổng thống, người đã tạo ra nhiều sự hợp tác lớn, hoàn toàn hiểu được nhu cầu tái lập quan hệ thân thiết giữa hai đất nước”.
Theo ông Bondarenko, Ukraine không thể từ bỏ quan hệ hợp tác với Nga khi phần lớn doanh nghiệp Ukraine đều gắn bó với thị trường Nga. “Trong trường hợp này, chính sách về giá cả năng lượng là quan trọng nhất với Ukraine. Chỉ có phía Nga mới có thể đảm bảo khả năng buôn bán hàng máy móc của Ukraine tại Nga và thị trường Liên minh Hải quan. Chỉ Nga có thể kí những hợp đồng đóng tàu chính thức với Ukraine, những hợp đồng máy bay và hệ thống tên lửa. Vậy nên, Ukraine nên cẩn trọng với những gì mình làm”, vị này nói.
Đồng thời, ông Bondarenko nói rằng, sự phục hồi quan hệ với Nga không chỉ phụ thuộc vào ông Poroshenko, mà còn ở mong muốn của các đối tác phương Tây, mà cụ thể là Mỹ: “Tổng thống Poroshenko đang cố gắng thiết lập đối thoại với Nga. Cùng với đó, ông cũng hiểu rằng ông không có quyền quyét định mọi thứ”.
Thất bại của ông Poroshenko trong việc bổ nhiệm nhân sự
Chính sách nhân sự của ông Poroshenko là điểm bị đánh giá thấp nhất trên chính trường cũng như xã hội Ukraine. Bởi lẽ ông đẫ cố lấp đầy những lỗ hổng nhân sự bằng những nhân vật xuất thân từ giới kinh doanh.
Điển hình, ông Poroshenko ra quyết định bổ nhiệm doanh nhân thành đạt, ông trùm ngành truyền thông Boris Lozhkin làm Chánh văn phòng Tổng thống. Còn Phó tổng thống, vốn là chủ của tổ hợp công-nông nghiệp “Mironovsky Hliboproduct” Yuri Kosyuk. Những doanh nhân này xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất Ukraine.
Hồi giữa tháng 8, truyền thông Ukraine cho biết người đứng đầu chính quyền của tổng thống đang đi nghỉ tại mọt trong những đắt đỏ nhất Italy trong khi chiến sự tại Donetsk đang diễn ra ác liệt. Sau đó, vài nguồn tin cho rằng, ông Kosyuk đã đệ đơn từ chức nhưng thông tin này chưa được xác nhận
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Anatoly Hrytsenko, ông Poroshenko đang đi vào vết xe đổ của người tiền nhiệm Victor Yanukovych khi chỉ định những người thân quen của với mình nắm giữ những vị trí chủ chốt.
Ông nói: “Chính sách nhân sự mới đã trở nên rõ ràng: dưới thời ông Poroshenko thì bộ trưởng tài chính, công tố viên trưởng, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng và nhiều quan chức cấp cao khác đều chỉ có thể là người của ông Poroshenko. Rồi tất cả chúng ta đều sẽ phải trả giá vì điều đó”.
Nhưng trên hết, tổng thống Ukraine đang bị chủ trích vì sự bổ nhiệm trong cơ quan hành pháp khi chính ông là người được chỉ định những người đứng đầu Bộ Quốc phòng và Bộ Tham mưu. Có rất nhiều dấu hỏi được đặt ra cho Bộ trưởng Quốc phòng Valery Geletey, người được mệnh danh là “tướng bất tài”. Ông ta đang bi chỉ trích bởi các chính trị gia và những người tham gia hoạt động chống khủng bố”. Sau thất bại của chiến dịch quân sự gần thành phố Ilovaysk ở Donetsk, nơi quân đội Ukraine bị bao vây và chịu nhiều tổn thất, Tổng thống đã hứa sẽ có cuộc cải tổ nhân sự nhưng Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng vẫn sẽ tại vị.
Tuy nhiên, người dân vẫn ủng hộ cao cho Tổng thống Poroshenko
Chiến thắng của ông Poroshanko trong vòng đầu tiên không chỉ phản ánh sự nổi tiếng của ông mà còn cả là sự nhận thức của những người ứng viên đối với những đối thủ của mình.
 Người dân hân hoan đón chào ông Poroshenko.
Sau 100 ngày tại nhiệm, sự ủng hộ đối với ông Poroshenko từ các cử tri đã giảm một cách đáng kể, nhưng các chuyên gia cho rằng, điều đó là hợp lý.
Ông Bondarenko cho biết: “Tình hình cho thấy ông Poroshenko bằng cách nào đó đã lên được chức vụ tổng thống và đón nhận một đợt sóng gió chia kịp tan biến. Nhưng cùng thời điểm ông hiểu rằng điểm của ông sẽ hạ xuống vì vì để duy trì vị trí ông cần một thành tựu , nhưng hiện nay vẫn chưa có”.
Ông Fesenko lại cho rằng có một xu thế trên chính trường Ukraine khi điểm số của các tổng thống tiền nhiệm giảm gáp đôi trong năm đầu tiên của nhiệm kì. Cùng lúc đó ông Poroshenko lại có được điểm số cao nhất trong số các chính trị gia.
Chuyên gia này cho biết: “Và trong tất cả các chính khách, ông Poroshenko đang dần mất uy tín bởi những hành động thực tế của ông đang được đánh giávà sẽ luôn có những người không hài lòng với tình hình phức tạp hiện nay. Vẫn còn qua sớm để đưa ra kết luận về ông Poroshenko. 100 ngày đầu tiên chỉ giống một cột mốc biểu tượng hơn. Bên cạnh đó, theo đánh giá của xã hội thì đảng của ông Poroshenko vẫn đang được ủng hộ nhất”.
Phong Đức