Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng chuyến thăm gần đầy của ông tới Trung Đông đã bắt đầu có kết quả. Bài phát biểu về chống phiến quân Hồi giáo của ông ở Ả-rập Xê-út đã trở thành cảm hứng cho các quốc gia Arập quyết định cắt quan hệ ngoại giao với Qatar để phản đối cái mà họ cho rằng Doha tài trợ chủ nghĩa khủng bố.
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh việc cô lập Qatar (Nguồn: NDTV.com) |
Về lập trường của Mỹ gắn với cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Qatar và các nước Arập khác, theo Sputnik, nhà khoa học chính trị Atef Abdel Jawad giảng viên Đại học George Washington bình luận:
"Thứ nhất, Mỹ luôn nói rằng cuộc khủng hoảng giữa bất kỳ hai nước nào cũng liên quan trước hết đến chính những nước đó. Mỹ không can thiệp vào quan hệ song phương. Như vậy, trong tình huống với Qatar đó là vấn đề nội bộ với Bahrain, Ả-rập Xê-út, Ai Cập và UAE. Thứ hai, Mỹ không hài lòng với việc Qatar liên hệ với các tổ chức khủng bố và những nhà tài trợ của chúng".
Theo nhà phân tích Atef Abdel Jawad, lập trường của Qatar đi ngược với chiến dịch chống khủng bố. Truyền hình quốc gia Qatar đăng tải phát biểu của những nhân vật hô hào giết chết các tín đồ Kitô giáo. Tại Qatar có những người gửi tiền cho Al Qaeda. Tại Mỹ, người ta nói rằng Qatar chưa tham gia hiệp ước năm 2014 về cấm kích động căm hận và thù địch. Nggay từ năm 2015, Ngoại trưởng Mỹ thời đó là Kohn Kerru đã nói trên thực tế, Qatar đang tài trợ cho các tổ chức khủng bố. Từ đó có thể xác định lập trường của Mỹ như thế nào.
Hiện nay ở Mỹ, có những lời kêu gọi đưa Qatar vào danh sách các nước bảo hộ khủng bố. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra vì mấy nguyên nhân.
Thứ nhất, ở Qatar có căn cứ Mỹ Al-Udeid, căn cứ hậu cần-quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Thứ hai, Qatar cần cho việc duy trì các liên lạc bí mật với các nhóm khủng bố. Mỹ , các nước Tây Âu và những cường quốc hàng đầu thế giới đều chính thức tuyên bố không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với các chiến binh và không có bất kỳ liên lạc nào với chúng. Vai trò này do Qatar đảm nhiệm.
Thứ ba, Qatar giúp giải thoát những con tin người châu Âu bị bọn khủng bố bắt cóc.
Nhà phân tích Atef Abdel Jawad kết luận: “Bây giờ người Mỹ đang tỏ ra bất mãn với chính sách của Qatar. Trong tương lai, nếu nước này không thay đổi đường lối thì chúng ta sẽ thấy hành động nào đó quyết liệt hơn từ phía Mỹ".
Minh Châu (Theo Sputnik)