|
Thượng nghị sĩ Menedez hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. |
Dự thảo nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án "việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn gây áp lực, đe dọa sử dụng vũ lực thông qua hải quân, hải giám, tàu cá, máy bay quân sự hay dân sự trên Biển Đông để khẳng định các yêu sách chủ quyền hoặc cố tình thay đổi hiện trạng" vùng biển tranh chấp.
Dự thảo nghị quyết số 167 được Thượng nghị sĩ Robert Menendrez (đảng Dân chủ, bang New Jersey), Marco Antonio Rubio (đảng Cộng hòa, Florida) và Ben Cardin (đảng Dân chủ, bang Maryland) đệ trình lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào ngày 10/6/2013.
Thượng nghị sĩ Menedez hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Antonio Rubio được xem là một ứng cử viên của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Dự thảo nghị quyết trích dẫn nhiều sự cố nguy hiểm liên quan đến các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các sự cố nguy hiểm này bao gồm tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam tháng 5/2011; tàu Trung Quốc chặn lối vào đầm phá bãi cạn Scarborough tháng 4/2012; Trung Quốc phát hành bản đồ chính thức với “đường lưỡi bò” (phi pháp) như biên giới quốc gia và ngày 8/5/2013 tàu Hải giám xâm nhập và hiện diện bất hợp pháp tại Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).
Bản dự thảo cũng trích dẫn quan ngại của Mỹ khi Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và thành lập một đơn vị quân sự đồn trú mới trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông từ phía Trung Quốc năm 2012.
Tại Hoa Đông, bản dự thảo trích dẫn vụ tháng 1/2013 radar điều khiển tên lửa của tàu hải quân Trung Quốc chĩa vào một tàu hộ vệ Nhật Bản. Ngày 23/4/2013, 8 tàu Hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải 12 hải lý của quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát làm căng thẳng leo thang trong khu vực.
Bản dự thảo nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án "việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn gây áp lực, đe dọa sử dụng vũ lực thông qua hải quân, hải giám, tàu cá, máy bay quân sự hay dân sự trên Biển Đông để khẳng định các yêu sách chủ quyền hoặc cố tình thay đổi hiện trạng" vùng biển tranh chấp.
Đồng thời ba Thượng nghị sĩ Mỹ nói trên cũng thúc giục các bên trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc cùng kiềm chế và ngăn chặn bất cứ hành vi nào có thể gây leo thang căng thẳng.
Dự thảo nghị quyết nêu bật lợi ích của Mỹ trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải, hàng không tại Biển Đông; kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy tiến trình đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC; ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế và ủng hộ việc Mỹ hợp tác với các nước trong khu vực để đảm bảo hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Theo GDVN