Đó là tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) ở Bratislava ngày 16/9/2016.
|
Thủ tướng Đức Angela Merkel: Liên minh Châu Âu đang lâm nguy. Ảnh Herald Scotland |
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói thêm: "Ý tưởng ở chỗ không chỉ đơn giản chờ đợi giải pháp cho các vấn đề Châu Âu tại một hội nghị thượng đỉnh - khi chúng ta đang trong tình trạng nguy kịch - mà là để chứng tỏ rằng chúng ta (EU) có thể tốt đẹp hơn".
Ngày 16/9, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (ngoại trừ Anh) đã nhóm họp gỡ tại Bratislava. Đề tài chính của hội nghị thượng đỉnh này là tương lai của EU trên nền kế hoạch Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh EU ở Bratislava còn thảo luận những vấn đề về di dân, an ninh và phát triển kinh tế.
Trong khi đó, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz cũng thừa nhận rằng Liên minh Châu Âu đang lâm vào “tình huống nguy hiểm và khó khăn". rả lời phỏng vấn của báo Đức Frankfurter Allgemeine, Chủ tịch Martin Schulz cho biết: “Cách đây 22 năm, khi tôi được bầu vào Nghị viện Châu Âu, tôi không thể tưởng tượng rằng, chúng ta sẽ lâm vào tình trạng hiện nay. Vâng, EU có thể sụp đổ. Nếu chúng ta không cẩn thận, nó sẽ vỡ ra từng mảnh..".
EU có nguy cơ rơi trở nên lỗi thời
Theo nhà báo Brian McDonald (người Ireland), việc các quốc gia hàng đầu EU chi phối những nước nhỏ và áp đặt đường lối chính trị dẫn tới kết quả ý tưởng thống nhất Châu Âu đang mất dần những người ủng hộ.
Nhà báo McDonald viết tiếp: 10 năm trước đây, quyền thành viên Liên minh Châu Âu hấp dẫn tới mức Thụy Sĩ và Na Uy cũng muốn gia nhập EU. Không ai nghĩ rằng đến năm 2016, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu sẽ nói tới "khủng hoảng sinh tồn" của EU, còn Ngoại trưởng Luxembourg kêu gọi đuổi Hungary khỏi EU vì từ chối nhận người tị nạn.
Ông McDonald nhận định: "Tất cả những điều này có khả năng cảnh báo một cuộc khủng hoảng, vì vậy người Anh đã lựa chọn việc rút khỏi EU… Theo các cuộc thăm dò, những người nghi ngờ về sự tồn tại của EU đang ngày càng nhiều ở Italy và Hà Lan trong khi ở Pháp bà Marine Le Pen (thủ lĩnh đảng cánh hữu cực đoan) đang đề xuất Frexit (Pháp rời khỏi EU)".
Nhà báo Brian McDonald kết luận: Liên minh Châu Âu mở rộng quá nhanh và giờ đây đang gặt hái những “trái đắng” của sự mở rộng này. Các cấu trúc của EU không thể đối phó với tình hình hiện tại.
Minh Châu (Theo Sputnik)