|
Trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, Thái Lan có vai trò đặc biệt..
|
Không nên chỉ xem xét cả hai tuyên bố đó của Bộ trưởng A. K. Anthony trong bối cảnh quan hệ song phương Ấn Độ-Thái Lan, mà phải đặt chúng vào bối cảnh rộng hơn của cuộc tranh giành quyền thống trị ở khu vực Đông Nam Á. Và trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, Thái Lan có một vai trò đặc biệt.
Đáng chú ý là ông A. K. Anthony đã đến Thái Lan sau khi đi thăm hai quốc gia khác vốn là chìa khóa cho giải pháp an ninh trong khu vực ngã ba Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó là Australia và Singapore.
Sau khi hính quyền Obama thông báo "chiến lược trở lại" Châu Á-Thái Bình Dương (APR), cả hai quốc gia này đã trở thành nền tảng triển khai của quân đội Mỹ. Singapore đang trở thành nơi đồn trú thường xuyên cho tàu chiến của Hạm đội 7, còn Darwin của Australia đã trở thành căn cứ cho 2500 thủy quân lục chiến Mỹ. Tàu chiến Mỹ hiện diện tại Singapore có thể dễ dàng ngăn chặn eo biển Malacca, còn thủy quân lục chiến có thể dễ dàng chuyển từ bờ biển phía Tây Bắc Australia sang khu vực eo biển Sunda - một phương án thay thế eo biển Malacca trên đường vận chuyển nhiên liệu cho các nhu cầu năng lượng của Trung Quốc.
Và bây giờ đến lượt Thái Lan, một nước tiếp xúc cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương. Trong chiến lược tìm kiếm tuyến đường vận tải năng lượng thay thế của Trung Quốc, Thái Lan đóng vai trò vai trò quan trọng không kém các nước khác trong "chuỗi ngọc trai" ở Ấn Độ Dương. Kênh đào đi qua lãnh thổ Thái Lan (eo đất Kra) sẽ cho phép tàu Trung Quốc tránh cướp biển và Hải quân Mỹ ở eo biển Malacca. Xây dựng một con kênh như vậy là dự án đầy tham vọng và qui mô của nó có thể so sánh với kênh đào Panama.
|
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K. Anthony |
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Boris Volkhonsky nhận định: “Cả hai tuyên bố của Bộ trưởng Anthony (hỗ trợ Thái Lan sản xuất sản phẩm quân sự và ủng hộ tự do hàng hải) nên được xem xét trong bối cảnh cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trong vùng biển phía Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Đặc biệt là ở Biển Đông - nơi Trung Quốc đang tăng cường xây dựng sức mạnh và Ấn Độ thể ủng hộ rõ rệt đối với những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc”.
Đáng chú ý là trong khi Bộ trưởng quốc phòng A. K. Anthony công du ba quốc gia nằm ở ngã ba của hai đại dương, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Anand Sharma đã tới Myanmar để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á. Trong chuyến thăm này, hai bên thông báo rằng dự án đường cao tốc lớn kết nối Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2015-2016. Do đó, Ấn Độ đang cố gắng ràng buộc không chỉ Thái Lan mà cả Myanmar.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Văn Bình (theo VOR)