Về việc Tổng thống Duterte kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy ở Philippines, giới chuyên gia Nga cho rằng Tổng thống Dutterte rõ ràng đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến với mafia ma túy.
|
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phạm sai lầm lớn khi kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống ma túy. Ảnh: The Indian Express. |
Theo báo cáo của chính phủ ở Manila, cuộc chiến chống ma túy đã khiến cho gần 4000 người Philippines thiệt mạng. Theo ước tính không chính thức, con số này còn lớn hơn nữa. Cách đây không lâu, Tổng thống Duterte đã buộc phải thừa nhận rằng việc loại bỏ buôn bán ma túy ở Philippines mà ông dự định sẽ hoàn tất trong vòng một năm, sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Do đường biên giới biển để ngỏ và do hoạt động lật đổ của các tay súng Hồi giáo cực đoan, Philippines đã thỏa thuận với Indonesia và Malaysia về việc cùng nhau tuần tra biên giới biển, nhưng từ đó cho đến nay hoạt động đó tỏ ra không hiệu quả. Trong bối cảnh rất nhiều những hòn đảo nhỏ và bờ biển Philippines rất dài, nên gần đây Tổng thống Duterte thừa nhận rằng quân đội và lực lượng an ninh rất khó kiểm soát tình hình.
Trong bối cảnh như vậy, Tổng thống Philippines đã thực hiện một “bước đi liều lĩnh”, theo nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học quốc gia St. Petersburg.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov lý giải: "Mỹ không phải là quốc gia có thể tin tưởng trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy. Mỹ là một trong những nước sử dụng ma túy chính trên thế giới, có mạng lưới mafia ma túy nguy hiểm. Hơn nữa, từ lịch sử hiện đại, chúng ta biết rằng ở những khu vực mà Mỹ có vị thế mạnh mẽ, việc sản xuất ma túy phát triển rất nhanh chóng. Trong những năm 50-70, cái gọi là Tam giác Vàng ở Myanmar, Thái Lan và Lào chính là một khu vực như vậy. Thuốc phiện sống đã được chuyển từ đó tới Sài Gòn, rồi được chế biến thành heroin, đóng gói bỏ trong quan tài với xác quân nhân Mỹ và được vận chuyển đến Mỹ. Vùng Tam giác Vàng phát triển mạnh cho đến năm 1975 và chỉ dừng lại sau khi Mỹ rời Sài Gòn và vị thế của Washington bị suy yếu đáng kể trong khu vực Đông Dương. Ngày nay, trung tâm sản xuất ma túy thế giới là Afghanistan, sau khi vị thế của Mỹ tại đây được tăng cường. Qua các cơ cấu mà Mỹ kiểm soát, ma túy từ đây qua Kosovo rồi sang các nước EU, qua Trung Á vào Nga, qua Tân Cương vào Trung Quốc, qua Đài Loan tới Philippines và các nước Đông Nam Á khác".
Buôn bán ma túy mang lại lợi nhuận hàng nghìn phần trăm và những người "giẫm đuôi" mafia ma túy sẽ gặp nguy hiểm rất lớn. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu trong tương lai gần có những nỗ lực lật đổ Tổng thống Philippines Rodrigo Duteret và Mỹ đã gửi cho ông ta tín hiệu báo động.
Ông Vladimir Kolotov nói: "Mỹ sẽ làm việc một cách có hệ thống để làm suy yếu vị thế của Tổng thống Duterte, nhằm thay thế ông bằng một nhân vật khác có thể giật dây như con rối chính trị”. Vì vậy, việc Tổng thống Rodrigo Duterte đề nghị Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy là một “bước đi rất liều lĩnh”.
Minh Châu (Theo Sputnik)