Trong bài viết đăng trên tạp chí The National Interest ngày 12/5, Tiến sĩ Malcolm Davis – nhà phân tích cao cấp của Viện Chính sách Chiến lược Australia - đã đưa ra nhận định nói trên.
|
Ứng viên tổng thống Duterte nói ông sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông, nếu các biện pháp khác không mang lại kết quả trong vòng 2 năm. Ảnh Straits Times |
Cách nói về chính sách đối ngoại của Thị trưởng Rodrigo Duterte cho thấy dưới thời ông ta làm tổng thống Philippines, Manila có thể đột nhiên thay đổi lập trường về cuộc khủng hoảng Biển Đông thoe cách làm suy yếu khả năng của ASEAN trong việc đề ra một quan điểm chung trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Philippines sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2017 và do đó, lập trường của Tổng thống Duterte về cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng ở Biển Đông thực sự quan trọng.
Vấn đề ở chỗ lập trường của ông Duterte là “tiền hậu bất nhất”. Một mặt, ông ta sẵn sàng đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông để đổi lấy đầu tư kinh tế. Mặt khác, ông Duterte lại xuất một cuộc thảo luận bàn tròn đa phương mà Trung Quốc chắc chắn sẽ tẩy chay.
Sự thay đổi chính sách của Tổng thống Philippines mới đắc cử có khả năng thúc đẩy tính toán sai lầm của cả hai bên tranh chấp và tạo ra các hành động khiêu khích hơn nữa. Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague đang xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và dự kiến sẽ đưa ra một phán quyết có lợi cho Philippines. Thế nhưng, Rodrigo Duterte lại nói rằng ông không mạnh mẽ các giải pháp pháp lý quốc tế trong tranh chấp Biển Đông. Ông này từng nói rõ: "Tôi có lập trường tương tự như lập trường của Trung Quốc. Tôi không tin việc giải quyết xung đột thông qua tòa án quốc tế”.
Lập trường của ông Duterte có thể khiến cho Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, cuộc khủng hoảng Biển Đông có thể chuyển biến theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Trong khi đó, chính phủ Philippines của Tổng thống Duterte cũng có khả năng tạo ra những thách thức mới cho các đối tác bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản và Australia. Canberra đã tỏ ra khó chịu trước những tuyên bố của ông này về cái chết bi thảm của một nữ truyền giáo người Austtralia. Ứng viên tổng thống Duterte đã đe dọa cắt đứt quan hệ với Australia do việc các nhà ngoại giao Australia chỉ trích ông ta, liên quan đến vụ cưỡng hiệp tập thể nói trên.
Nếu Tổng thống đắc cử Duterte bắt đầu chuyển thế trận quốc phòng Philippines theo hướng có lợi hơn cho Trung Quốc ở Biển Đông (có thể thông qua các thỏa thuận song phương hoặc gạt ra rìa phát quyết của PCA), ông ta sẽ làm suy yếu những nỗ lực tăng cường trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và khuyến khích các nước lớn theo đuổi phương châm “chân lý thuộc về kẻ mạnh”.
Điều đó sẽ làm xói mòn sự đoàn kết trong ASEAN và Trung Quốc sẽ hưởng lợi trực tiếp mối quan hệ xuống cấp giữa Philippines với Nhật Bản và Mỹ.
Những động thái này diễn ra đúng vào thời điểm Trung Quốc đã đưa tàu khảo sát đến Bãi cạn Scarborough chỉ cách thủ đô Manila có 225 km. Đây là động thái cho thấy Trung Quốc mưu đồ quân sự hóa Bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh cưỡng chiếm của Philippines trong tương lai gần.
Video Thị trưởng Rodrigo Duterte phát biểu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Philippines.(Nguồn Inquirer):
Minh Châu (Theo The National Interest)