Với hơn 5 ngàn tỷ USD hàng hóa vận chuyển qua khu vực tranh chấp nóng bỏng trên Biển Đông hàng năm của tất cả các nước, nên Trung Quốc dường như tập trung vào việc biến khu vực này thành vùng ảnh hưởng đặc biệt của riêng họ.
Trước những căng thẳng đều đặn tăng trong vài năm trở lại đây và tới nay,
Mỹ vẫn loay hoay chưa thể tìm ra cách thức hiệu nghiệm nào để kiềm chế những hành động khiêu khích của “gã khổng lồ hung hăng” Trung Quốc ở Biển Đông. Mới đây, Washington có đề xuất một kế hoạch mới mẻ được đăng tải trên tờ tạp chí
Thời báo Tài chính (FT) mà sẽ làm thay đổi các tính toán của Bắc Kinh.
|
Hàng năm, tuyến đường vận chuyển hàng hóa trên Biển Đông luôn nhộn nhịp. Ước tính, trị giá của các hàng hóa này vào khoảng hơn 5000 tỷ USD.
|
Theo đó, kế hoạch mới này chủ yếu tập trung vào các chuyến bay giám sát. Tạp chí trên mô tả rằng, Washington sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các thiết bị giám sát “nhằm sẵn sàng công khai các hình ảnh/ các băng hình về các họat động hàng hải của Trung Quốc”.
FT còn lưu ý rằng: “Một số quan chức Mỹ hi vọng, Trung Quốc chắc phải ngừng lối suy nghĩ rằng, hình ảnh các con tàu của họ quấy rối ngư dân Việt Nam và Philippines sẽ không bị phát tán”.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Dưới đây, Kiến Thức xin trích đăng một số nội dung chính của bản kế hoạch mạo hiểm này của Mỹ.
“Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đóng ở Haiwaii cũng nhận được lời đề nghị hợp tác phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực, cho phép các chính phủ ở tây Thái Bình Dương nắm chi tiết các thông tin về vị trí tàu thuyền trong khu vực. Một số chính phủ cho hay, họ hoàn toàn bị động trước sự xuất hiện bất ngờ của các tàu Trung Quốc. Dựa vào kế hoạch này, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực các thiết bị radar cải tiến, các hệ thống giám sát và đang tìm cách để xây dựng thông tin thành một mạng lưới khu vực rộng lớn hơn để chia sẻ dữ liệu.
Lầu Năm Góc cũng đang khẩn trương lên kế hoạch tính toán triển khai lực lượng, chẳng hạn số lần các chuyến bay của B-52 bay qua vùng biển Hoa Đông hồi năm ngoái sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập ra Khu vực Nhận dạng Phòng không (
AIDZ). Họ tính tới việc cử tàu hải quân tới gần các khu vực tranh chấp”.
Rõ ràng, kế hoạch này là minh chứng của Washington đối với đồng minh hay đối tác của họ ở khu vực trong nỗ lực ngăn chặn Bắc Kinh. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro trong kế hoạch này cần được xem xét. Dường như, cách làm này tiềm ẩn nhiều kết quả khó lường và thậm chí có phần mạo hiểm. Giới quan sát cũng không phải là bookie (người đánh cá ngựa thuê chuyên nghiệp) ở Las Vegas để hiểu về tỷ lệ cá cược của những sự cố bi thảm xảy ra với tần suất cao. Trong trường hợp này, mục tiêu “làm điều gì đó” có thể thực sự đem lại hậu quả tồi tệ hơn so với chẳng làm gì. Lịch sử đã chứng minh điều này rõ ràng. Các cuộc chiến có thể bắt đầu bằng những sự cố nhỏ mà ở đó căng thẳng đang ở mức cao.
|
Kế hoạch mới đều liều lĩnh của Mỹ là tập trung vào các chuyến bay giám sát hay tăng cường hệ thống theo dõi trên Biển Đông.
|
Một thách thức đối với các lãnh đạo Mỹ là họ có một kế hoạch hành động chỉ để đối phó với các kịch bản Mỹ-Trung nổ ra xung đột trực tiếp theo Học thuyết tác chiến không hải (ASB). Tuy nhiên, theo Biên tập viên của tạp chí
The Diplomat, “kế hoạch này chỉ dành cho cuộc xung đột ở cấp độ cao và có thể được thực hiện nếu Mỹ và Trung Quốc chuyển từ trạng thái căng thẳng trong hòa bình chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu”.
Keck tiếp tục giải thích rằng: “Nếu Trung Quốc không có các hành động khiêu khích thô bạo như xâm chiếm Đài Loan hay các vùng tranh chấp của Nhật Bản, ASB đều trở nên vô dụng ít hay nhiều.
Nếu Mỹ muốn thay đổi tính toán chiến lược của Trung Quốc, vẫn có có một cách tốt hơn. Đó chính là “cuộc chiến pháp lý”, ở đó sử dụng luật pháp quốc tế để tấn công hay lên án một quốc gia đối đầu. Theo đó, các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông nên nộp hồ sơ kiện lên bất kì hay tất cả các cơ quan quốc tế để giải quyết vấn đề. Hành động đồng lòng như vậy có thể ngăn chặn các hành động khiêu khích của Bắc Kinh. Điều đó có thể đem lại hiệu quả tương tự hay thậm chí, còn hơn so việc Mỹ cố gắng dùng các chuyến bay giám sát để gây nhiễu loạn Trung Quốc, mà lại không làm nảy sinh bất cứ nguy cơ nào thành cuộc xung đột.
Trong trường hợp xấu, kể cả cuộc chiến pháp lý không phát huy tác dụng, thì Mỹ và cộng đồng quốc tế đành phải đem “tuyến đường vận chuyển các loại hàng hóa có giá trị chừng hơn 5 ngàn tỷ USD mỗi năm này” trên bàn cược.
Thanh Nga (theo NI)