|
Lính Nhật-Mỹ tập trận hỗn hợp.
|
Ngày 4/6, các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết tin trên. Chắc chắn, Bắc Kinh sẽ trả đũa vì ông Tập Cận Bình không thể nuốt trôi “viên thuốc đắng” như vậy trong chuyến đi Mỹ đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước CHND Trung Hoa..
Trong hai ngày 7-8/6, ở California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Còn ngày 10/6, theo yêu cầu của Tokyo, lính nhảy dù của Mỹ và Nhật Bản sẽ tập luyện đổ bộ trên hòn đảo giả định bị đối phương chiếm đóng. Kịch bản của cuộc tập trận là phải có “lá chắn” Mỹ-Nhật chống lại “thanh kiếm” Trung Quốc. Nhật Bản rất quan tâm đến việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Trung Quốc đang tăng cường hoạt động của các tàu tuần tra và không quân hải quân ở vùng biển xung quanh quần đảo này. Quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, nhưng Trung Quốc lại coi là lãnh thổ của nước này.
Cuối tuần qua, việc Trung Quốc yêu cầu hủy bỏ cuộc tập trận đã bị Nhật-Mỹ bỏ ngoài tai. Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại quan điểm của Washington là quần đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản. Theo hiệp ước này, Washington phải bảo vệ nước đồng minh trong trường hợp xung đột vũ trang.
|
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề tập trận này tại cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama. |
Tokyo hiểu rõ rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề này tại cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama. Vì vậy, họ quyết định sớm “chĩa mũi dùi” vào nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ngày 4/6, Ngoại trưởng Fumio Kishida tuyên bố, Nhật Bản không muốn thảo luận về quy chế của Senkaku và không có chuyện “vấn đề lãnh thổ cần được hoãn lại cho đời sau giải quyết”.
Rõ ràng, Trung Quốc sẽ đáp trả việc Nhật Bản và Mỹ tiến hành cuộc tập trận nói trên. Không loại trừ khả năng, trong khi thủy quân lục chiến của Mỹ và Nhật Bản giải phóng hòn đảo giả định bị đối phương chiếm đóng ở California, Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh quân sự gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã cho thấy họ có thể và thích làm như vậy.
Chuyên viên Aleksandr Larin của Viện Viễn Đông nhận xét: “Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn. Điều này là do Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở các vùng biển xung quanh. Mỹ cũng có lợi ích kinh tế và chiến lược rất quan trọng tại khu vực Đông Á. Mỹ củng cố quan hệ với các đồng minh, đặc biệt với Nhật Bản. Các nước đồng minh muốn có sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tất cả điều này dẫn đến leo thang căng thẳng”.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Văn Bình (theo VOR)