Hơn 80% cư dân trên toàn cầu bị khốn đốn bởi cuộc đại chiến thế giới này. Số thương vong chung trong Thế chiến II đã vượt quá 60 triệu người.
Đây là cuộc xung đột đầu tiên và duy nhất trong lịch sử thế giới có sử dụng vũ khí hạt nhân. Tháng 8/1945, máy bay ném bom Mỹ theo lệnh Tổng thống Mỹ Harry Truman đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Con số nạn nhân, bao gồm cả những nạn nhân bị thiệt hại vì bức xạ trực tiếp trong vụ đánh bom và ảnh hưởng lâu dài sau đó, vẫn chưa thể tính đếm.
|
Tượng đài chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong Công viên Treptow ở thủ đô Berlin.
|
Đóng góp cơ bản để đánh bại nước Đức phát xít là chiến thắng của Hồng quân Liên Xô, giải phóng khoảng 50% lãnh thổ các quốc gia Châu Âu hiện đại. Đồng thời so với các lực lượng đồng minh, Hồng quân Liên Xô cũng phải gánh chịu tổn thất vô cùng lớn về con người. Tổng cộng số dân của 16 nước Châu Âu được Hồng quân Liên Xô giải phóng là hơn 120 triệu người.Hồng quân Liên Xô còn tham gia cùng với các nước đồng minh giải phóng thêm 6 nước nữa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu tiến hành tại Anh, Pháp và Đức, do hãng Anh ICM tiến hành đã cho thấy rằng không phải toàn thể công dân của các quốc gia này có hình dung đúng đắn về Thế chiến II. Tùy thuộc vào quốc gia nơi tiến hành điều tra, từ 19 đến 24% cư dân các nước tham dự khảo sát đã không thể trả lời câu hỏi: Ai đóng vai trò then chốt trong công cuộc giải phóng Châu Âu hồi Thế chiến II?
Chỉ có 13% toàn bộ các đối tượng dự khảo sát công nhận vai trò chủ chốt của Hồng quân Liên Xô trong việc giải phóng châu Âu. Ở Đức số người nói Hồng quân Liên Xô đóng vai trò chủ chốt chỉ có 17%, trong khi ở Anh là 13% và ở Pháp chỉ có 8%.
Cư dân Pháp và Đức — theo thứ tự 61% và 52% — cho rằng trong việc giải cứu Châu Âu, vai trò quan trọng hơn hết là nhờ vào quân đội Mỹ. Tại Vương quốc Anh có 16% số người đồng ý với nhận định này. Thế nhưng 46% người dân Anh tham gia khảo sát tin chắc rằng giữ vai trò chủ chốt trong các trận đánh của Thế chiến II là thuộc về quân đội của Vương quốc Anh.
Cuộc điều tra khảo sát có 3.000 người tham gia, thuộc độ tuổi và giới tính khác nhau, sinh sống ở những khu vực khác nhau của các nước tham gia Thế chiến II.
Trong một cuốn sách, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski đã phải thừa nhận: "Thật nghịch lý là sự thất bại của phát xít Đức lại nâng cao vị thế quốc tế của Hoa Kỳ, mặc dù nước Mỹ không hề đóng vai trò quyết định trong chiến thắng quân sự đối với chủ nghĩa phát xít. Công lao đạt được chiến thắng này phải thuộc về Liên bang Xô viết của Stalin, là đối thủ ghê gớm của Hitler".
Minh Châu (Theo Sputnik)