Khác biệt trong cách hành xử của Trung Quốc và Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dùng chuyến viếng thăm đến Trung Quốc ngày 25/7 để chỉ trích hành động tranh chấp trên Biển Đông của nước này với các nước láng giềng.
Theo tờ Fortune, ông Bill Clinton đến Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc để phát biểu tại hội nghị được tổ chức bởi Pacific Construction Group, một tập đoàn thuộc top 500 của tạp chí Fortune. Trong lúc người sang lập của tập đoàn Pacific Construction Group trả lời các câu hỏi, Cựu Tổng thống Mỹ Bill Cliton đã yêu cầu cho ý kiến về việc tranh chấp ở biển Đông.
|
Cựu Tổng thống Mỹ phát biểu ở Trung Quốc. |
Theo báo cáo của tạp chí Fortune, ông Clinton đã chỉ ra sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tranh chấp trên quần đảo Senkaku, và việc tranh chấp của Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á trên Biển Đông. “Không phải ai cũng có quyền tiếp cận với các nguồn tài nguyên ở Biển Đông và biên giới phải được đánh dấu", ông Clinton khẳng định.
Liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Cựu Tổng thống Clinton cho biết: “Nếu Trung Quốc và Nhật Bản tranh luận về các hòn đảo, cả thế giới có thể thấy bởi vì họ cảm thấy rằng 2 bên đang tranh cãi về các điều khoản".
Tuy nhiên, khi Trung Quốc đối mặt với các nước như Việt Nam hay Philippines thì ông Clinton lại thấy sự khác biệt rõ rệt.
“Quan điểm của Trung Quốc là nước này nên giải quyết song phương với các quốc gia không có cùng quan điểm, tuy nhiên tất cả các quốc gia này đều những quốc gia nhỏ hơn", ông Clinton ám chỉ đến các nước ở Đông Nam Á cũng đang có tranh chấp trên biển Đông.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố: "Quan điểm của Mỹ là: Chúng tôi không quan tâm cách giải quyết là gì, nhưng nên có một cách giải quyết mà những nước như Việt Nam, Philippines và các nước khác không bị Trung Quốc "lấy thịt đè người".
Ông Clinton cũng đưa ra nhận xét tương tự vào hồi đầu tuần trong một cuộc phỏng vấn với CNN. Trong cuộc phỏng vấn, ông Clinton cho biết: “Quan điểm của Mỹ là muốn các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên nên được giải quyết trong những diễn đàn đa phương nơi mà những nước nhỏ không bị thiệt thòi trước Trung Quốc. Quan điểm của Mỹ rất khác biệt với Trung Quốc. Trung Quốc tin rằng tất cả những điều này nên giải quyết song phương, nơi mà những nước nhỏ tin rằng họ không có cơ hội đàm phán với Trung Quốc".
Ông Clinton có một chuyến đi 8 ngày trong dự án châu Á – Thái Bình Dương. Chuyến đi của ông bắt đầu ở Ấn Độ và bao gồm những điểm dừng ở Indonesia, Việt Nam, Papua New Guinea và Australia. Cựu Tổng thống Mỹ cũng đến thăm Malaysia nơi mà ông đưa ra nhận xét về Hội Nghị Quốc tế về AIDS. Chuyến thăm tới Trung Quốc vào ngày 25/7 dường như là tách biệt với chuyến làm việc với Tổ chức Sáng kiến toàn cầu Clinton, một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận của mình.
Quan hệ không nồng ấm giữa gia đình Clinton và Trung Quốc
Nhận xét của cựu Tổng thống Clinton về Biển Đông làm tăng thêm những lo ngại của Bắc Kinh với gia đình Clinton. Mặc dù quan hệ của Trung Quốc và Mỹ khá là nồng ấm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Clinton, nhưng Bắc Kinh không phải là một fan hâm mộ của bà Hillary Clinton. Khi còn tại chức là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton thường có những va chạm với Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã cấm bán cuốn hồi ký mới của Hillary Clinton. Cuốn sách có hai chương về Châu Á và Trung Quốc. Trong hồi ký của mình, bà Clinton đã nhắc đến những vụ chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu của Philippines, Việt Nam và Nhật Bản thực tế diễn ra sau vụ đối đầu giữa tàu hải quân Mỹ Impeccable với 5 tàu của Trung Quốc năm 2009.
|
Trong cuốn hồi ký của mình, bà Clinton nhận định: Trung Quốc "quá đà" ở Biển Đông. |
Trong sự cố xảy ra cách đảo Hải Nam chừng 120km, các thủy thủ Trung Quốc đã ném những tấm gỗ xuống nước để chặn tàu Impeccable và tàu này đáp lại bằng phun vòi cứu hỏa vào thủy thủ Trung Quốc khiến có thủy thủ bị nước xối bay hết quần áo chỉ còn đồ lót bên trong.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ nhận định Trung Quốc đang ngày càng hung hăng với các nước láng giềng thay vì cải thiện quan hệ với họ trong khi Mỹ đang vắng bóng ở châu Á và còn đang bị chi phối bởi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Bà Clinton cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc đẩy các nước, nhất là các nước Đông Á nhỏ vào những liên minh quân sự trong vùng. Cho tới nay Mỹ chỉ có hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và Philippines khi hai nước này bị tấn công.
Đáng chú ý nhất, bà đã có bài viết về Chính sách đối ngoại để chỉ trích lập trường của Trung Quốc về Biển Đông tại diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010. Việt Nam chính là nơi hồi năm 2010 bà đã có phát biểu mạnh mẽ nhấn mạnh chuyện tự do hàng hải là "lợi ích quốc gia" của Mỹ để đối trọng với "lợi ích cốt lõi" mà Trung Quốc gắn cho Biển Đông, bà Clinton viết trong sách.
Bà nói thêm phát biểu của bà tại cuộc họp của khối ASEAN ở Hà Nội đã khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó Dương Khiết Trì "giận tái người" và đề nghị giải lao một giờ trước khi trở lại với bài phát biểu hùng hồn của ông.
"Nhìn chằm chằm vào tôi, ông ấy phủ nhận những xung đột ở Biển Đông và cảnh cáo sự can thiệp của bên ngoài," bà Clinton viết.
Theo bà Clinton, ông Dương Khiết Trì cũng có lời nhắc cử tọa rằng "Trung Quốc là nước lớn. Lớn hơn bất cứ nước nào ở đây".
Nguyễn Trung