Cuối tuần vừa qua, một hội nghị quốc tế được tổ chức ở Paris để thảo luận biện pháp quân sự chống lại phiến quân ISIS đang hoành hành tại Aleppo và Baghdad. Tât cả các quốc gia tham dự bao gồm các nước châu Âu và các nước Arab đều cam kết sẽ hỗ trợ chính phủ Iraq chống lại ISIS.
Nhưng theo hãng tin Reuters, "trong hội nghị không có tuyên bố nào đề cập đến Syria”. Trong khi đó, những đồng minh của ông Bashar al-Assad đang tận dụng những thiếu sót về tính minh bạch để bảo vệ chế độ tại Syria.
|
Các quan chức châu Âu, Mỹ và các nước Arab trong hội nghị về biện pháp chống ISIS ở Paris. |
Phó ngoại trưởng Iran Hossein Amir cho biết: "Cách tốt nhât để chống lại ISIS và nạn khủng bố trong khu vực là tăng cường sức mạnh cho chính phủ Iraq và Syria”. Ông Mohammad Ali Jafari, người đúng đầu lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran còn lớn tiếng tuyên bố, nói rằng Mỹ “sẽ hối hận vì dám tấn công” .
Ngoại trưởng
Nga Lavrov lên tiếng: “Một người không thể thấy không có băn khoăn khi công khai ý định tấn công ISIS trên Syria mà không thông qua chính phủ Syria”. Trước đó, ông Lavrov nói tại Paris: “Syria, cũng như Iran, đều là đồng minh trong cuộc chiến này”.
Mỹ đã tăng cường cuộc chiến trên không chống lại ISIS của mình tại Iraq. Thế nhưng chính phủ của ông Obama có vẻ như vẫn chưa thống nhất được quan điểm về hành động với ông Assad.
|
Phiến quân Hồi giáo ISIS |
Ông Mike Doran, thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách Trung Đông, nói: “Những tuyên bố của Tổng thống Mỹ và các quan chức cho thấy tình hình chiến sự ở Syria sẽ là vấn đề được giải quyết sau cùng, có thể là sau khi ông Obama không còn tại vị”.
Về những câu hỏi và thắc mắc về “chính sách của ông Obama về Syria chưa hoàn thiện như mong đợi”, ông Doran nói: “
Tổng thống Mỹ vẫn đang cố giữ cho cuộc nội chiến ở khoảng cách an toàn với nước Mỹ, vẫn hoài nghi về việc thành lập Quân đội Giải phóng Syria, và chưa từng thiếu quyết tâm như bây giờ trong việc loại bỏ ông Assad”.
Mỹ cho rằng trong hơn 3 năm qua, mặc dù ông Assad đều tuyên bố rằng ông ta chống lại khủng bố nhưng lại tăng cường trợ giúp cho các nhóm cực đoan, một trong số đó là ISIS.
Nhà ngoại giao người Syria Bassam Barabandi viết: “ISIS hiện lên như một sự đảm bảo cho sự tồn tại của ông Assad khi ông ta và các đồng minh Iran đang tìm cách khiến cuộc xung đột trở thành vấn đề giáo phái trong khu vực, với một bên là quân đội chính phủ, một bên là những tay súng cực đoan Sunni… và giờ khi ISIS đã quá lớn mạnh, chính phủ của ông Assad và Iran lại muốn trở thành đối tác với Mỹ”.
|
Máy bay Mỹ ném bom mục tiêu. |
Và việc chống lại ISIS không thể không diễn ra trên đất Syria. Ông Obama mới đây đã tuyên bố nếu Syria bắn máy bay Mỹ sẽ dẫn đến việc ông Assad bị lật đổ, mặc dù Ngoại trưởng John Kerry lại nói Mỹ sẽ “đối thoại” với chính phủ của ông Assad nhằm tránh bất cứ va chạm nào giữa 2 nước trong tương lai. Chính phủ của ông Assad cũng muốn tăng cường sự đối lập với những nhà dân tộc Syria, nhưng không hề nhắc đến việc Mỹ sẽ giúp họ trong cuộc chiến quan trọng tại Aleppo, nơi tờ New York Times từng nhận định là “ địa điểm chiến lược để đánh chặn và phản công những bước tiến của ISIS”.
Chính phủ
Mỹ cũng cho biết họ không hợp tác quân sự với Iran, nhưng vẫn thiết lập “kênh bí mật” để bàn bạc việc chống lại ISIS, dù cho Syria có tham gia vào những kênh đó hay không vẫn chưa biết.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời quan chức Mỹ lo rằng chính sách của Iran sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ “nếu chính phủ Iran coi những hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq và Syria là mối đe dọa với mục tiêu chính và luật pháp của ông Assad”.
Ông Doran nhấn mạnh: “Nói một cách thực tế, ông Obama đang liên minh với Iran để chống lại ISIS, điều này bao gồm liên minh với ông Assad và là điều khó khăn nhất trong chiến lược, bởi lẽ tiếng tăm rất xấu của ông Assad tại quê nhà cũng như tại các đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, nên Mỹ không thể trực tiếp quan hệ vào chính phủ tại Damascus… Vậy thì điều chính phủ Mỹ làm thay vì những hứa hẹn xa vời, chậm trễ, vòng vo… đối với mục tiêu của FSA mà không đặt bất kì áp lực nào lên vai họ”.
Phong Đức