Theo tờ
The Interpreter, có một sự gia tăng mạnh trong hoạt động chuyển quân của
Nga tại Belarus. Belarus là quốc gia có đường biên giới giáp với Ukraine về hướng bắc. Đặc biệt, khu vực biên giới Belarus-Ukraine này cách thủ đô Kiev chưa đầy 150 dặm.
Trong khi đó, Belarus và Nga có mối quan hệ thân thiết. Nga vẫn duy trì các căn cứ quân sự của mình ở Belaurs. Chưa kể, gần đây, phía Moscow còn thông báo về kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân ở phía tây Belarus.
|
Đoàn xe quân sự Nga tiến về biên giới giáp với Ukraine.
|
Một đoạn video tung lên Youtube, được cho là thực hiện vào ngày 12/8 tại thành phố Vitebsky (Belarus), cho thấy số lượng lớn các binh sĩ cùng khí tài quân sự Nga. Đoàn xe này cách biên giới với Ukraine chưa tới 20 dặm (32 km), và cách hai thành trì phe nổi dậy miền đông Ukraine là Lugansk và Donetsk cũng chưa tới 150 dặm (240 km).
Đồng thời, đoàn xe tải chở hàng cứu trợ của phía Nga dành cho người dân miền đông Ukraine cũng vấp phải nhiều sự nghi ngờ từ phía chính quyền Kiev. Chưa kể, Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập Đỏ (ICRC) cho hay, họ không nắm rõ các loại hàng hóa được cất giữ trên những xe tải được cho là lắp ráp ở các căn cứ quân sự Nga này.
“Tới thời điểm này, chúng tôi chưa tiếp nhận các tài liệu cũng như thông tin về số hàng viện trợ của Nga”, Phát ngôn viên ICRC, ông Ewan Watson cho tờ Radio Liberty hay.
Trước đó, vào ngày 11/8, Tổng Thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cảnh báo rằng, khả năng Nga xâm lược Ukraine là “khá cao”. Ngoài các hoạt động chuyển quân gần đây, Nga ước tính có khoảng 20.000 quân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu trên khu vực biên giới với Ukraine.
Theo Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby, việc Nga triển khai quân ở dọc biên giới với
Ukraine là “có thể đang chuẩn bị cho một hoạt động
quân sự”. Các lực lượng Nga đóng quân ở vùng biên giới này từ suốt mùa xuân tới giờ bao gồm bộ binh, pháo binh và không quân.
|
Các xe tải chở hàng hóa viện trợ của Nga lên đường sang Ukraine.
|
Ngoài quân đội, nhiều quốc gia nước ngoài cũng bày tỏ quan ngại rằng, Nga có thể viện cớ thực hiện sứ mệnh hòa bình để tấn công Ukraine. Trong quá khứ, các xe mang phù hiệu gìn giữ hòa bình Nga cũng được triển khai ở Gruzia và khu vực ly khai Transnistrian của Moldova.
Nếu Nga xâm lược Ukraine, có thể họ sẽ thực hiện kế hoạch này dưới vỏ bọc của việc thực hiện sứ mệnh hòa bình nhằm mở hành lang nhân đạo cho người dân miền đông Ukraine và để hỗ trợ vũ khí cho quân ly khai. Cáo buộc này sau đó đã bị phía Nga phản bác.
Trong trường hợp xấu nhất, Nga có thể xâm lược Ukraine từ phía đông, phía đông bắc, phía nam, phía bắc hay thậm chí từ Crimea. Tấn công đa hướng có thể khiến quân đội Ukraine phải dàn xếp quân số dẫn tới phòng thủ kém.
Thanh Nga (theo BI)