|
Tổng thống Obama và Tổng thống Thein Sein.
|
Những người ủng hộ cải thiện quan hệ Mỹ-Myanmar gọi chuyến thăm sắp tới là mốc quan trọng trong quan hệ song phương và là bằng chứng về sự hỗ trợ của Washington dành cho sự thay đổi dân chủ tại Myanmar. Những người phê phán thì nhấn mạnh thực tế là vi phạm nhân quyền tại Myanmar vẫn tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mục tiêu địa chính trị quan trọng hơn của Mỹ là đưa Myanmar ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đảm bảo cho Wasington một chỗ đứng trong khu vực chiến lược quan trọng này.
Gần nửa thế kỷ qua Myanmar do giới quân sự lãnh đạo. Phương Tây đã trừng phạt nước này và trong thời gian đó, đồng minh duy nhất của Myanmar vẫn là Trung Quốc.
Năm 2011, tổng thống Myanmar là Thein Sein đã thực hiện chính sách dân chủ và đường lối cởi mở hơn trong quan hệ với phương Tây. Hàng trăm tù nhân chính trị được ra tù, trong đó có lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, người trong nhiều năm qua bị quản thúc tại gia.
Phương Tây đã gỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar. Trong tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Myanmar.
Đánh giá chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Myanmar đến Mỹ có nhiều ý kiến rất khác nhau.
Ông Zaw Htay, chánh văn phòng của tổng thống Thein Sein, tuyên bố khi trả lời phỏng vấn AFP rằng chuyến thăm này là sự hỗ trợ của Washington cho "Mùa xuân Myanmar", nhưng mùa xuân này "cụ thể hơn" so với “Mùa xuân Arập”.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Jay Carney lưu ý: “Tổng thống Obama mong muốn thảo luận về các cơ hội kinh tế dành cho người dân Myanmar và các loại hỗ trợ mà Mỹ có thể đề xuất."
Chuyên gia Nga Boris Volkhonsky nói với đài Tiếng nói nước Nga: “Trong thực tế, vấn đề nhân quyền là bức màn khói che đậy những thứ quan trọng hơn. Cho đến gần đây, Myanmar đã và vẫn là một trong những điểm quan trọng trong chiến lược ‘chuỗi ngọc trai’ của Trung Quốc. Myanmar nằm trên con đường tắt tiềm năng vận chuyển hàng hóa từ châu Phi và Trung Đông tới miền nam Trung Quốc. Cảng Chauphyu nằm ở bang Rakhine đang được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc có vai trò rất quan trọng. Cuối năm 2011 Hoa Kỳ công bố chiến lược ‘xoay trục’ và ‘quay trở lại châu Á’. Mục đích chính của chiến lược này hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực”.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Văn Bình (theo VOR)