Dường như không ai muốn nói thẳng ra sự “thất thế” của Mỹ trước Nga trong khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Obama đã có những động thái thiếu khôn ngoan ở vụ này và dẫn tới tổn thất khá to lớn.
Dư luận quốc tế có thể xem việc vụ lật đổ Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych là một minh chứng để soi xét cho những “bước đi thiếu cẩn trọng” của Mỹ ở cuộc đua tranh giành vị thế giữa Nga và Mỹ này, được biểu hiện thông qua các quyết sách của ông Putin và ông Obama. Ở đó, ông Obama được nhìn nhận là một võ sĩ hạng bán trung khá yếu thế so với đai thủ dạn dày kinh nghiệm như ông Putin.
|
Những người biểu tình dựng hàng rào chắn trước trụ sở chi nhánh cơ quan an ninh Ukraine ở thành phố Slavyansk.
|
Khi mà chính quyền lâm thời Kiev bắt đầu chiến dịch đặc biệt chống lại người biểu tình thân Nga ở miền đông để giành lại quyền kiểm soát khu vực, đây một lần nữa được coi là cơ hội thủ nghiệm thực tế dành cho Mỹ. Tuy nhiên, mọi chuyện lại đi theo một chiều hướng xấu. Các binh sĩ quân đội, xe tăng, xe bọc thép của chính quyền Kiev lần lượt ngả về phía người biểu tình thân Nga ở vùng này. Kết quả này thực sự khiến giới chức không chi ở Kiev mà còn ở Washington không khỏi “lắc đầu ngán ngẩm” trước những diễn biến không theo định liệu của họ.
“Mồi thử lửa” thứ hai mà cộng đồng quốc tế dùng để đánh giá vai trò của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraine đó là thỏa thuận Geneva đạt được sau cuộc họp bốn bên gồm Mỹ, EU, Ukraine và Nga hôm thứ 5 (17/4).
Mọi chuyện đã rẽ sang hướng khác sau khi vụ đấu súng đêm 19/4 ở thành phố miền đông Ukraine Slavyansk diễn ra. Sau vụ việc này, Nga và Mỹ đã có “cuộc khẩu chiến” kịch liệt khi cả hai bên đều cáo buộc nhau không tuân thủ thỏa thuận Geneva. Tình hình dường như “đổ thêm dầu vào lửa” khi vào cuối tuần trước, theo một bài viết trên tờ New York Times, chính quyền Obama đang tìm cách cô lập Nga và ông Putin trên trường quốc tế theo mô hình chiến tranh Lạnh kiểu mới do Mỹ. Theo đó, kế hoạch này nhằm “phớt lờ điện Kremlin, giảm thiểu sự phá hoại mà ông Putin có thể gây nên và khiến Nga trở thành một đất nước bị bỏ rơi”.
|
Sẽ còn bao lâu nữa thì cuộc so tài giữa Nga và Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraine kết thúc?
|
Chưa dừng lại ở đó, NATO cũng đang rậm rịch cho kế hoạch tăng cường sự hiện diện của quân đội ở dọc biên giới với Nga nhằm trấn an các đồng minh đang lo sợ trước sức mạnh của Nga. Dư luận quốc tế xem hai động thái này là các sai lầm dẫn tới cuộc đối đầu mới giữa Nga và phương Tây. Thậm chí, nhiều người còn đặt ra nghi vấn rằng, phải chăng một mối căng thẳng và sự chia rẽ không cần thiết giữa phương Tây và Nga đang bắt đầu.
Nhằm tránh một cuộc đối đầu đổ máu như vậy, nhiều người đã hiến kế rằng, Washington và các đồng minh châu Âu nên khuyến khích Ukraine “bắt tay” hợp tác một cách hòa bình với Nga. Trong kế hoạch đó, theo họ, phương Tây tốt nhất không nên “gửi gắm” bất cứ động cơ địa chính trị nào vào trong đó cả. Có thể nhận thấy rằng, lối tư duy có phần hơi lỗi thời một chút, song đó lại là cánh cửa để các bên liên quan tháo gỡ những khúc mắc tồn tích từ lâu.
Thanh Nga (theo FT)