Cuộc chiến Nhật – Trung sẽ xảy ra như thế nào?
Trong vài tháng qua, Trung Quốc liên tục có các hành động cho thấy nước này chấm dứt chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ” trên biển Hoa Đông. Trung Quốc liên tục đưa tàu hải giám ra vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thậm chí Bắc Kinh còn điều một số tàu hải quân vào vùng biển rộng 12 hải lý quanh quần đảo này trong khi đó hồi tháng 2/2014, tàu sân bay Liêu Ninh được điều ra cách Senkaku/Điếu Ngư chỉ 50 hải lý.
Vào ngày 24/5, tình hình chuyển sang một hướng mới, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hai máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc áp sát máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Nhật Bản khoảng 50m tại địa điểm chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 10 hải lý. Chỉ cần cái ngoắt tay nhẹ khi điều khiển là chiếc máy bay Nhật Bản sẽ đâm vào một trong các máy bay Trung Quốc.
|
Máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Nhật trên vùng trời Senkaku/Điếu Ngư. |
Các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến một cuộc chiến trên biển Hoa Đông giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Tình huống giả định là một vụ áp sát máy bay tiếp tục diễn ra giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay do thám Nhật.
Ban đầu, 2 nước sẽ tiến hành cuộc chiến truyền thông để khuấy động tinh thần dân tộc. Bắc Kinh cáo buộc phi công Nhật Bản vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở trên không và xâm phạm “Vùng xác định phòng không” còn Nhật Bản cho rằng các phi công Trung Quốc đã hành xử quá liều lĩnh khi bay sát máy bay Nhật Bản. Truyền thông ở cả hai nước lập tức khuấy động tinh thần dân tộc.
Chỉ 72 giờ sau đó khi màn đêm buông xuống, một nhóm 20 công dân Trung Quốc tiến vào một trong các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó, lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản cử một nhóm các binh sĩ tới trục xuất những người Trung Quốc có mặt trên hòn đảo này.
Trung Quốc đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu các công dân nước này bị thương. Khi lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tới cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 20 hải lý, một chiếc máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc xuất hiện và bay sát lực lượng Nhật Bản. Lần thứ hai, chiếc máy máy bay này tiến tới sát một tàu khu trục Nhật Bản. Để tự vệ, tàu khu trục Nhật Bản bắn hạ máy của Trung Quốc.
Vài giờ sau đó, các lực lượng Nhật Bản đưa các công dân Trung Quốc ra khỏi Senkaku, Bắc Kinh bắn cảnh cáo bằng một quả tên lửa DF-21D hay còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” tới điểm cách các lực lượng hải quân Nhật Bản 10 hải lý. Không nao núng, các lực lượng Nhật Bản xông lên.
|
Hải quân Nga - Trung tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. |
Sức ép từ trong nước đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tăng lên. Họ nhận thấy không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc leo thang căng thẳng, tiến hành cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa vào các lực lượng hải quân Nhật Bản. Ba tàu Nhật Bản bị bắn và có tổn thất về người.
Truyền thông thế giới sẽ chuyển đi những hình ảnh về các con tàu đang bốc cháy và các thi thể trôi trên mặt biển. Ngay lập tức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe điện đàm cho Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Mỹ giúp đỡ theo các thỏa thuận của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Đó là một cú điện thoại không tổng thống Mỹ nào muốn nhận và có vẻ chiến tranh ở châu Á đã bắt đầu.
Mặc dù những gì xảy ra trên đây chỉ là giả định, kịch bản đó có thể xảy ra nếu căng thẳng do các cuộc tranh chấp chủ quyền ở châu Á không “hạ nhiệt”.
Liệu Mỹ có giúp Nhật Bản nếu có chiến tranh Nhật – Trung?
Trong lúc chính quyền Obama tiến hành chiến lược “Trục châu Á” hay tái cân bằng ở châu Á, một khía cạnh của chiến lược này không được dư luận đánh giá cao lắm là cam kết của Mỹ giúp đỡ các đồng minh. Nếu thực thi các thỏa thuận an ninh song phương với đồng minh, Mỹ phải trả bằng máu và tiền bạc của chính nước này.
Trong suốt chuyến thăm tới Nhật Bản, lần đầu tiên Tổng thống Obama tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong khuôn khổ của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Trước đó, nhiều quan chức cấp cao Mỹ cũng đưa ra các tuyên bố tương tự.
|
Tổng thống Obama tới thăm Nhật năm 2014. |
Cuộc xung đột Nhật – Trung có thể bắt đầu từ kịch bản khó tin nhất, theo đó biến cố này dẫn tới biến cố khác và cả hai bên đều có lỗi. Vậy Tổng thống Obama sẽ làm gì? Những gì ông Obama phát biểu tại Học viện quân sự West Point cho thấy Washington hướng tới ủng hộ đồng minh về tinh thần nhiều hơn là hành động thực sự. Điều đó cho thấy bản chất của chiến lược “Trục châu Á” và phơi bày khiếm khuyết “chết người” của chiến lược này.
Liệu ông Obama có thể thuyết phục người dân Mỹ rằng các binh sĩ nước này nên đánh đổi mạng sống để bảo vệ một quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà gần như không người Mỹ nào có thể chỉ ra trên bản đồ?
Xét tới việc quyền lực chính chị của bản thân ông Obama bị giới hạn và ông chỉ còn 2 năm rưỡi tại vị, liệu ông có thể đưa nước Mỹ tiến vào cuộc xung đột mà nhiều người cho rằng không thuộc về lợi ích cốt lõi của nước này? Nói cách khác, nếu Trung Quốc âm thầm chiếm Senkaku/Điếu Ngư, liệu Mỹ có ủng hộ Nhật Bản vô điều kiện? Vấn đề rộng hơn là trong những tình huống nào Mỹ sẽ tới “giải cứu” châu Á?
Đó chắc chắn là những câu hỏi đầy thách thức. Có lẽ đó cũng là lý do Thủ tướng Shinzo Abe vừa có bài phát biểu mạnh mẽ tại diễn đàn quốc phòng Shangri-La 13 ở Singapore. Và đó có lẽ cũng là nguyên nhân khiến người Australia đang muốn mở rộng vị thế của nước này để trở thành “Một Australia lớn hơn” đối với cả khu vực và toàn thế giới. Mặc dù người Mỹ vẫn muốn ủng hộ đồng minh nhưng có lẽ họ sẽ không muốn hành động, ngay cả với một
đồng minh hiệp ước.
Tuy nhiên, Mỹ không hẳn sẽ “khoanh tay đứng nhìn”. Thực tế thì ông Obama có tính tới khả năng can thiệp nếu chiến tranh Nhật – Trung xảy ra. Tuy nhiên người Mỹ sẽ phản ứng ra sao? Nếu như hầu hết người dân Mỹ không ủng hộ nước này hành động quân sự với Syria, liệu họ có ủng hộ Mỹ tham gia một cuộc chiến về Senkaku/Điếu Ngư hay về Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông, hay bất kỳ hòn đảo nào bị tranh chấp ở châu Á – Thái Bình Dương?
|
Chiếc tàu được Philippines sử dụng làm căn cứ ở bãi Cỏ Mây.
|
Rõ ràng là lợi ích quốc gia của Mỹ bị tổn hại nếu hiện trạng ở châu Á bị thay đổi. Tuy nhiên, trong thời đại mạng xã hội nở rộ như hiện nay, liệu những lợi ích đó có đủ lớn để khiến người Mỹ sẵn sàng chết vì Senkaku/Điếu Ngư hay một mỏm đá hay thậm chí là trật tự thế giới?
Rõ ràng là lợi ích quốc gia của Mỹ tổn hại nếu hiện trạng ở châu Á bị thay đổi, tuy nhiên liệu những lợi ích đó có đủ lớn để khiến người Mỹ sẵn sàng chết vì Senkaku/Điếu Ngư hay một mỏm đá hay thậm chí là trật tự thế giới?
Tuy nhiên, người Mỹ cần biết rằng họ có được sự thịnh vượng và môi trường an ninh tốt nhờ vào trật tự thế giới do Washington và các đồng minh tạo nên sau Chiến tranh thế giới II. Vì vậy, Mỹ không nên bỏ rơi các đồng minh của mình và trật tự hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung đáng để Mỹ chiến đấu bảo vệ. Nếu trật tự đó bị lật đổ, người Mỹ sẽ thấy họ sống trong môi trường kém an toàn và bất ổn hơn.
Tuy nhiên, các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương cũng nên hiểu những hạn chế của Mỹ trong việc thực thi chiến lược “Trục châu Á”. Nếu các quốc gia không hiểu điều đó, có thể châu Á sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng.
Tùng Lâm