Theo đó, vào sáng ngày 28/12, đài kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với phi công lái chuyến bay QZ8501 đã
xin phép thay đổi lộ trình để tránh các đám mây bão khi đang di chuyển được một nửa chặng đường trên hành trình từ Surabaya tới Singapore.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Quản lý An ninh hàng không quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Desmond Ross cho biết, ngay cả khi các thay đổi xảy ra đột ngột, các phi công thường có thời gian để tìm cách “cứu” tình hình trong tình thế đó.
|
Ảnh minh họa.
|
“Thậm chí, ngay cả khi máy bay chết máy ở độ cao 38.000 feet, vẫn có các kĩ thuật và không gian để người phi công xử lý tình huống trước khi nó rơi xuống biển hay xuống đất”, ông Ross nói. Cùng với đó, ông cho hay, tình trạng thời tiết xấu có thể không phải là nhân tố duy nhất khiến máy bay gặp nạn”.
Ông cho rằng, người phi công có thể di chuyển vòng ra để tránh các đám mây hay quay trở lại điểm xuất phát nhằm giữ an toàn cho những người có mặt trên khoang.
“Chúng ta thực sự không biết điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó. Nếu máy bay gặp nạn rơi xuống biển là bởi lý do thời tiết, tôi nghĩ, chúng ta còn nhiều điều nhân tố khác cần bàn tới”, vị chuyên gia hàng không này nói.
Trong khi đó, nhà báo bình luận về ngành hàng không Peter Marosszeky cho biết, máy bay A320 có thể đã di chuyển trong một trận bão nhiệt đới dữ dội.
“Tôi rất nghi ngờ rằng, máy bay đó có thể đã không ở đó vào thời điểm gặp nạn. Tuy nhiên, đó lại là việc khác mà các nhà điều tra viên cần làm”, ông Marosszeky nói.
Ông cũng rất ngạc nhiên khi không một tín hiệu khẩn cấp nào được phát ra bởi vì những phi công lái chuyến bay QZ8501 dường như đã dốc hết “toàn tâm toàn lực” vào để xử lý sự cố trên máy bay.
|
Nhân viên đội cứu hộ xuống vớt thi thể nạn nhân máy bay Air Asia.
|
“Chỉ có hai phi công trên buồng lái. Hai người bọn họ đã cố gắng để giữ máy bay duy trì ở điều kiện ổn định. Có lẽ, họ tập trung vào việc cứu máy bay thoát khỏi một thảm kịch nên đã quên không phát tín hiệu khẩn cấp”, người này nói.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích hàng không Mary Achiavo cho rằng, máy bay Air Asia không phải là nạn nhân của một cuộc tấn công khủng bố.
Cựu Tổng thanh tra của Bộ Giao thông vận tải Mỹ cho biết: “Vào thời điểm này, khả năng nó là một nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố là rất nhỏ bởi vì hầu hết các vụ tấn công kiểu này đều xảy ra vào lúc thời tiết tốt mà thôi”, bà cho hay.
Thông tin mới nhất liên quan tới số phận máy bay Air Asia. Các quan chức Indonesia ngày 30/12 xác nhận, họ đã tìm thấy các mảnh vỡ máy bay và thi thể các nạn nhân thuộc máy bay xấu số này. Lực lượng Hải quân nước này đã trục vớt được hơn
40 thi thể nạn nhân hành khách có mặt trên chuyến bay định mệnh đó.
Thanh Nga