Liên hiệp kỹ sư Nga đã tiến hành thẩm định kỹ thuật kết cấu của mình về sự việc tai nạn rơi Boeing 777 MH17 của Malaysia Airlines gần Donetsk. Tham gia nhóm chuyên gia có các kỹ sư quân sự, sĩ quan dự bị, những người có kinh nghiệm sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không và phi công có kinh nghiệm sử dụng các vũ khí không quân tiêu diệt mục tiêu. Để thực hiện nghiên cứu họ đã dùng mô phỏng bằng máy tính máy bay Su– 25.
Căn cứ vào đặc điểm của các mảnh vỡ, các chuyên gia đã xác định được, là việc tên lửa hệ thống Buk bắn trúng máy bay có xác suất thấp.
Khi đưa ra các lập luận về sự thiếu cơ sở của giả thuyết sử dụng hệ thống phòng không Buk, thành viên liên minh kỹ sư Nga đã giải thích, là việc phóng tên lửa Buk– M1 kèm theo các yếu tố tiếng động và hình ảnh quan trọng.
Các chuyên gia cho rằng: “Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay chưa có ai đưa ra được các chứng minh đáng tin cậy của việc xuất phát của hệ thống tên lửa đất đối không kể trên.
|
Mảnh xác MH17 thấy rõ 4 lỗ thủng, khá tròn với mép uốn vào trong cùng có thể là lỗ đạn 30 mm bắn vào, bên phải phía dưới có ảnh đạn pháo 30 mm loại GSh 2- 30. |
Báo cáo của tổ chức này ghi nhận: “Nếu một chiếc máy bay lớn như Boeing 777 của hãng
Malaysia Airlines bị tên lửa đất-đối-không bắn hạ, tổ lái đã có thể cảnh báo cho cơ quan dẫn đường bay về tình hình xuất hiện trên máy bay”.
Theo các nhà nghiên cứu, Boeing bị tên lửa không-đối-không bắn rơi. Khi xem xét giả thiết này, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến sự việc ngày 17/7 đã có ghi nhận máy bay của Không quân Ukraine, sơ bộ xác định là Su– 25 đã lấy độ cao về hướng bay của chiếc Boeing 777 của Malaysia. Khoảng cách giữa hai máy bay không quá 3– 4 Km.
Các chuyên gia nhấn mạnh: “Su– 25 có khả năng trong thời gian ngắn đạt độ cao 10 nghìn mét và hơn nữa. Vũ khí của Su-25 có tên lửa không-đối-không R– 60, có khả năng bắt và tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 10 Km. Thêm vào đó máy bay không phải tiến đến sát mục tiêu, mà chỉ cần rút ngắn khoảng cách đến mục tiêu đủ cho việc sử dụng chắc chắn trúng đích của vũ khí đang có”.
Gây dựng lại bức tranh các sự kiện xảy ra ngày 17/7, các chuyên gia cho rằng chiếc máy bay chở khách của Malaysia Airlines thực hiện chuyến bay theo hành lang do các nhà quản lý không lưu xác lập.
Các kỹ sư ghi nhận: “Có thể bộ phận lái bằng tay đã được tắt, và máy bay bay theo chế độ tự động. Chiếc máy bay chiến đấu chưa được xác định, bay ở vùng độ cao thấp hơn ngược chiều trong mây đã lấy độ cao gấp, bất ngờ ra khỏi lớp mây xuất hiện trước máy bay chở khách và bắn vào buồng lái của phi công. Cuộc tấn công là bất ngờ và diễn ra trong mấy phần của giây, kíp lái trong hoàn cảnh đó không thể kịp phát đi tín hiệu thông báo quy định cho những tình huống tương tự. Sau đó chiếc máy bay chưa xác định quay lại đường bay chiến đấu, phi công đảm bảo bám mục tiêu bằng thiết bị trên máy bay, thực hiện ngắm bắn và phóng tên lửa R– 60 hoặc R– 73. Kết quả hệ thống điều khiển máy bay bị phá hủy, thiết bị lái tự động bị ngắt, máy bay không tiếp tục bay bằng nữa và bị cuốn vào rơi xoắn chôn ốc”.
Trong nghiên cứu của mình các chuyên gia đi đến kết luận là các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk không thể can dự vào vụ rơi của chiếc Boeing 777, vì họ không có máy bay chiến đấu phù hợp, mạng lưới sân bay, các phương tiện radar phát hiện, chỉ thị mục tiêu và dẫn đường. Các chuyên gia cũng khẳng định, là các lực lượng vũ trang Liên bang
Nga không xâm phạm biên giới không gian của
Ukraine và không liên can đến vụ tai nạn.
Phó chủ tịch thứ nhất Liên minh kỹ sư Nga Ivan Andrievskiy tuyên bố: “Để xác định sự thật phải nghiên cứu khách quan và không định kiến mọi hoàn cảnh của sự hi sinh của chiếc Boeing 777 của Malaysia. Đưa ra các câu hỏi cần thiết vừa là khoa học nghiêm túc, vừa là nghệ thuật vĩ đại tiến đến sự thật. Thông tin quan trọng có trong các mảnh vỡ lớn nhỏ của chiếc máy bay bị bắn rơi, nhưng chính những thông tin này rất dễ bị tiêu hủy, bị bóp méo, bị che dấu. Mà luôn có sẵn những nghi can mong muốn che đậy từng sự việc thật”.
Trong khi đó các chuyên gia Hà Lan, những người đầu tiên trong các đoàn nước ngoài đến được nơi xảy ra thảm kịch cho đến nay chưa công bố kết quả nghiên cứu của họ. Họ hứa đến đầu tháng 9 cho công luận biết các thông tin đã có và rút ra kết luận về nguyên nhân tai nạn rơi máy bay chở khách. Cho đến thời điểm này kết quả nghiên cứu các máy ghi của MH17 do các chuyên gia Anh tiến hành cũng chưa được công bố.
Nguyễn Vũ